Những nguyên nhân nào gây đau lưng cho phụ nữ?

Đau thắt lưng ở phụ nữ

Đau thắt lưng ở phụ nữ

Tình trạng đau thắt lưng ở phụ nữ

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở nữ giới chiếm đến 70 -80%. Thoái hóa khớp gối ở nữ chiếm 80%. Tại các khoa xương khớp, số lượng bệnh nhân là phụ nữ luôn chiếm đại đa số.

Những thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể và “thiên chức” làm mẹ khiến cho sức khỏe và sinh lý của người phụ nữ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, đặc biệt là xương khớp. Khi bước sang độ tuổi 30, tốc độ của quá trình hủy xương tự nhiên của cơ thể được đẩy nhanh hơn quá trình tăng sinh. Nhanh nhất và vào giai đoạn sau mãn kinh. Trung bình mỗi phụ nữ sẽ mất xương tự nhiên khoảng 1 - 3%, kéo dài từ 5 - 10 năm sau mãn kinh.

Chính vì nguyên nhân này, phụ nữ có tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp, đặc biệt là các bệnh lý gây đau thắt lưng khá cao.

Các bệnh lý gây đau thắt lưng ở nữ giới

Thống kê tại nhiều bệnh viện cho thấy, những cơn đau thắt lưng ở phụ nữ chủ yếu đến từ các bệnh lý sau:

1. Hội chứng Piriformis (cơ hình lê)

Còn gọi là  hội chứng cơ tháp. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ, tình trạng nặng có thể gây đau toàn thân. Nguyên nhân có thể xảy ra là do các biến thể trong mối quan hệ giữa cơ và thần kinh ở hông hoặc căng thẳng thường xuyên gây ra sưng trong cơ và đè lên dây thần kinh.

Hội chứng cơ hình lê thường  bắt đầu với những biểu hiện như: đau thắt lưng, ngứa ran, hoặc tê mông ở phụ nữ. Đau có thể nặng và lan xuống theo chiều dài của dây thần kinh tọa (gọi là đau thần kinh tọa - sciatica). Cơn đau có thể được kích hoạt khi leo cầu thang, có lực tác động trực tiếp trên cơ hình lê, hoặc ngồi lâu trong xe hơi, xe tải.thường được xem là căn bệnh của nam giới (do gấp đến 2-3 lần), nhưng, sự thật là phụ nữ vẫn hoàn toàn có thể gặp phải Người ta phát hiện ra những người mắc bệnh này đều có tên một gen là HLA-B27. Các triệu chứng đau do viêm cột sống dính khớp thường diễn ra vào buổi sáng và khi ngồi lâu.

2. Rối loạn chức năng khớp cùng chậu

Hay còn gọi là hội chứng khớp cùng chậu do viêm, tổn thương khớp giữa xương cột sống và xương chậu gây ra. Có thể diễn ra ở nhiều khớp hoặc chỉ một khớp, gây ra cơn đau vùng thắt lưng và một số vùng mông xung quanh như mông, lưng dưới, một hoặc cả hai chân.

Các bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến khớp như: bệnh gút, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến… cũng là nguyên nhân hội chứng khớp cùng chậu. Viêm cột sống dính khớp thường ảnh hưởng đến khớp cùng chậu và cũng là dấu hiệu góp phần chẩn đoán bệnh này. Triệu chứng đau lưng do rối loạn chức năng cùng chậu ở phụ nữ thường gặp là đau âm ỉ, thỉnh thoảng bùng phát dữ dội.

3. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp thường được xem là căn bệnh của nam giới (do gấp đến 2-3 lần), nhưng, sự thật là phụ nữ vẫn hoàn toàn có thể gặp phải Người ta phát hiện ra những người mắc bệnh này đều có tên một gen là HLA-B27. Các triệu chứng đau do viêm cột sống dính khớp thường diễn ra vào buổi sáng và khi ngồi lâu.

4. Thoái hóa cột sống

Vì chịu tải lực quá lớn nên theo thời gian, sụn khớp và các đốt sống tại cột sống có xu hướng dễ bị thoái hóa gây ra các cơn đau thắt lưng âm ỉ ở phụ nữ. Bệnh thường gặp ở người trên 50 nhưng đến hiện tại thì độ tuổi mắc bệnh đang dần trẻ hóa, đặc biệt là những phụ nữ đang có bệnh khớp, thừa cân hoặc làm công việc nặng.

5. Chấn thương cột sống

Những va đập, chấn thương tại vùng cột sống thắt lưng cũng là nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng phổ biến.

6. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là các tế bào nội mạc “đi lạc” sang chỗ khác ngoài buồng tử cung. Đến các cơ quan khác, các tế bào này sẽ gây tắc, viêm nhiễm và chảy máu. Đặc biệt là các cơn đau lưng (lan đến vùng chậu) và đau bụng dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt, khi quan hệ tình dục và càng ngày càng nặng theo thời gian.

7. Thoát vị đĩa đệm

Vùng cột sống thắt lưng được cấu tạo gồm các đốt sống được ngăn cách bởi đĩa đệm. Đau vùng thắt lưng ở phụ nữ do thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép rễ thần kinh. Tình trạng này dẫn đến những cơn đau đột ngột hay âm ỉ tại vùng thắt lưng hông lan xuống chân. Phần lớn các trường hợp thoát vị đĩa đệm gây đau thắt vùng lưng ở phụ nữ là do loãng xương, ngồi lâu, còn thoát vị đĩa đệm ở nam giới thường là do khiêng vác nặng, đứng lâu.

8. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép gây đau thắt lưng hông ở phụ nữ kèm theo triệu chứng tê bì dọc từ hông xuống bàn chân do các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hẹp đốt sống… ở vùng thắt lưng.

Đau lưng một bên trái hoặc phải

Mỗi vị trí đau thắt lưng bên phải cụ thể hoặc bên trái cụ thể có khả năng “tiền báo” một loại bệnh khác nhau.

  • Đau lưng bên trái gần mông ở phụ nữ: có thể là dấu hiệu của những bệnh lý về thận như suy thận, viêm cầu thận, sỏi thận, thận hư… Bên cạnh đó, người bệnh còn kèm theo những triệu chứng khác như buồn đi tiểu liên tục, đau buốt lan từ lưng bụng xuống cơ quan sinh dục, cảm thấy mệt mỏi.
     
  • Đau lưng phải khu vực eo: có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa, các bệnh liên quan đến thận tiết niệu, gan, thoát vị đĩa đệm, bệnh đau dây thần kinh liên sườn . Cách phân biệt là viêm ruột thừa gây ra cơn đau lưng phía bên phải ở phần eo kèm những cơn đau ở vùng rốn trước hố chậu phải trong vài ngày, sốt nhẹ, ấn tay vào rốn thấy đau. Thận phải bị tổn thương sẽ gây đau eo lưng bên phải; cơn đau thường xuất hiện đột ngột, dữ dội, sau quá trình luyện tập thể thao và lao động nặng nhọc và lan từ trên xuống dưới. Cuối cùng, nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ gây đau lưng phía bên phải và eo lưng kèm các triệu chứng đau cơ bụng bên phải, sốt và buồn nôn.
  • Khi mới đau vùng thắt lưng âm ỉ, phụ nữ có thể “trì hoãn” thăm khám tạm thời bằng cách thay đổi lối sống (nằm nghỉ ngơi, ít vận động mạnh, chườm nóng…) trong vài ngày hay 1-2 tuần. Nhưng khi gặp các triệu chứng đau lưng ở phụ nữ nguy hiểm như: đau dữ dội; đau không di chuyển được; đau nhói từng cơn khó chịu… thì cần tới bệnh viện để cấp cứu ngay. Nếu đau kéo dài trên 1 tuần, kèm theo các dấu hiệu khác (sốt, tiểu đau, vàng da...) cần đi khám tìm nguyên nhân.

    Song song đó, phụ nữ ngoài 30 nên chú ý việc chăm sóc sụn khớp và các đốt sống bằng các dưỡng chất thiên nhiên để làm chậm quá trình lão hóa và hạn chế tình trạng đau lưng khi lớn tuổi.

    Đau thắt lưng ở phụ nữ mang thai

    Hiện tượng đau thắt lưng ở phụ nữ mang thai xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ là nỗi ám ảnh với nhiều thai phụ. Theo thống kê, có đến 50 - 80% bà bầu có triệu chứng này. Tùy vào từng người mà mức độ đau có thể khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện thường thấy của chứng đau lưng thai kỳ là: Cơn đau xuất hiện trong thời gian 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu, cảm giác đau ở thắt lưng, cơn đau nặng hơn về đêm.

    Đau thắt lưng ở phụ nữ mang thai có thể đến từ các nguyên nhân:

    Thay đổi hormon

    Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hiện tượng này vô tình gây ra biểu hiện đau thắt lưng, mệt mỏi khi mang thai ở phụ nữ nếu như các khớp quá lỏng lẻo.

    Các vùng cơ bụng yếu đi

    Bình thường, cơ bụng của chúng ta có vai trò nhiệm vụ hỗ trợ nâng đỡ cột sống. Với bà bầu, sự phát triển của bào thai làm cho các cơ bụng trở nên căng ra và yếu đi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau đớn cho các mẹ bầu, nhất là khi vận động, di chuyển.

    Thai nhi lớn dần, vị trí thai nhi

    Trong thời kỳ mang thai, tử cung ngày càng lớn dần làm cho cột sống thắt lưng của người mẹ buộc phải cong về phía trước nhiều hơn, đoạn ngực và cùng cụt cong ra sau, trọng tâm cơ thể thay đổi. Hơn nữa, để giữ thăng bằng trong lúc di chuyển, bà bầu thường phải ngả người về phía sau, dùng tay nâng đỡ phần lưng khiến lưng chịu áp lực lớn. Tư thế này làm cho cột sống bị cong, dẫn đến tổn thương và đau lưng.

 

 

 

Bệnh danh

Liên hệ ngay hôm nay

Giải đáp mọi vấn đề tốt nhất dành cho bạn

Hotline 24/7
096 125 2882
Email cho chng tôi
dongycuuthe@gmail.com
chat zalo goi lai