Xoa bóp day ấn huyệt phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc an toàn hiệu quả được nhiều người lựa chọn
Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp phòng và chữa bệnh đơn giản ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Thực hiện đúng kỹ thuật, đúng phương pháp, xoa bóp bấm huyệt không những mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Xoa bóp, bấm huyệt là gì?
Xoa bóp bấm huyệt là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh, nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể.
Xoa bóp làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ. Tăng tuần hoàn, góp phần chống viêm, giảm phù nề. Luồng máu tới sẽ tăng cường trao đổi chất, mang ôxy tới cho tế bào và mang đi các chất thải cặn bã. Đối với cơ xương khớp, xoa bóp làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó. Xoa bóp có thể cải thiện các tình trạng trên.
Theo y học cổ truyền, xoa bóp thông qua tác động vào các huyệt, kinh lạc (kinh cân) có thể đuổi được ngoại tà, điều hòa được dinh vệ, thông kinh hoạt lạc và điều hòa chức năng tạng phủ. Trước khi bấm huyệt, bác sỹ cần tiến hành xoa bóp để cơ vùng huyệt mềm mại, tránh tình trạng làm cơ phản ứng đột ngột gây co và tổn thương cơ.
Đây là phương pháp thường được phối hợp nhuần nhuyễn trong phòng và chữa bệnh. Nó đơn giản dễ làm, ít xảy ra tai biến, không phụ thuộc nhiều vào máy móc thiết bị, thuốc men mà vẫn giải quyết được một số bệnh cấp và mãn tính.
Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng như thế nào?
1. Tác dụng đối với hệ thần kinh
Xoa bóp bấm huyệt có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thần kinh thực vật, nhất là đối với hệ thàn kinh giao cảm, qua đó gây nên những thay đổi trong một số hoạt động của nội tạng và mạch máu. Xoa bóp có thể gây nên thay đổi điện não bằng cách kích thích nhẹ nhàng gây hưng phấn, kích thích mạnh thường gây ức chế.
2. Tác dụng đối với da
Phương pháp này có ảnh hưởng trực tiếp dến da và thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân. Khi xoa bóp các chất được bài tiết ra thấm vào máu làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ và thần kinh dưới da.Mặt khác, thông qua phản xạ thần kinh, xoa bóp có tác động đến toàn cơ thể.
Xoa bóp cũng làm cho hô hấp của da tốt hơn, mạch máu giãn nở sẽ tăng cường trao đổi chất bổ sung dinh dưỡng cho da, làm cho da co dãn tốt hơn, da căng mịn, hồng hào, ít mụn.
3.Tác dụng đối với gân, cơ, khớp
Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng làm giãn cơ, tăng sức bền bỉ của cơ và khắc phục tình trạngco cứng các nhóm cơ xung quanh khớp, giảm tình trạng đau do hạn chế vận động.Bên cạnh đó, xoa bóp có khả năng chữa teo cơ rất tốt và tăng dinh dưỡng cho cơ.
Thực hiện phương pháp xoa bóp thường xuyên còn tính linh hoạt của các khớp, tăng hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch ở khớp và tuần hoàn quanh khớp. Đồng thời, xao bóp làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế thường đượcáp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh khớp.
4.Tác dụng đối với tuần hoàn
Một mặt xoa bóp làm giãn mạch, trở lực trong mạch giảm đi, mặt khác xoa bóp trực tiếp đẩy máu về tim, do đó xoa bóp vừa giảm gánh nặng cho tim vừa giúp máu trở về tim tốt hơn.Đối với người cao huyết áp ít luyện tập, xoa bóp có thể làm hạ huyết áp.
Xoa bóp trực tiếp ép vào lympho, nên giúp tuần hoàn lympho nhanh và tốt hơn. do đó có thể có tác dụng tiêu sưng.
Trong khi xoa bóp, số lượng hồng cầu hơi tăng, xoa bóp xong lại trở về như cũ, số lượng bạch cầu, huyết sắc tố cũng có thể hơi tăng.Sự thay đổi nhất thời này có tác dụng tăng cường sự phòng vệ cho cơ thể.
5. Tác dụng đối với hô hấp tiêu hoá và quá trình trao đổi chất
Khi xoa bóp, thở sâu lên, có thể do trực tiếp kích thích vào thành ngực và phản xạ thần kinh gây nên, do đó có tác giả dùng xoa bóp để chữa các bệnh phế khí thũng, hen phế quản, xơ cứng phổi…để nâng cao chức năng thở và ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở.
Có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, của ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá. Khi chức năng tiết dịch của tiêu hoá kếm, dùng kích thích vừa hoặc nhẹ để giảm tiết dịch.
Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh bằng cách sử dụng đôi bàn tay để kích thích, tác dụng vào các huyệt đạo trên cơ thể. Đây là phương pháp mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Hiện nay tại phòng chẩn trị YHCT nhà thuốc CỨU THẾ ( trung tâm chăm sóc sức khỏe chữa bệnh không dùng thuốc ) đã và đang áp dụng rất thành công kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt vào hỗ trợ điều trị các bệnh về: Cơ xương khớp thần kinh
Quá trình thăm khám và điều trị đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân hồi phục sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống. Với phương châm sức khỏe của người bệnh là vàng, phòng khám ngày càng hoàn thiện trang thiết bị, máy móc cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hi vọng là địa chỉ tin cậy để của người bệnh có thể yên tâm lựa chọn và chữa bệnh.
Chỉ định:
Khi mệt mỏi toàn thân sau khi lao động mạnh, tập luyện.
Làm giảm sự căng thẳng thần kinh.
Khi đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, nhức đầu do cảm mạo.
Giảm tình trạng đau nhức cơ xương khớp.
Tăng cường phục hồi các cơ liệt: Bại liệt chi, cơ bắp teo yếu, co giật cục bộ.
Làm mềm các cơ bị co cứng do tăng trương lực cơ, co cứng khớp, đau thần kinh liên sườn, đau vai gáy, đâu đám rối thần kinh cánh tay, liệt nửa người, liệt 2 chi, đau thần kinh ngoại biên, liệt dây thần kinh VII ngoại biên, đau quanh khớp vai, vẹo cổ.
Chữa các bệnh do rối loạn chức năng nội tạng như: rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, hen phế quản, suy nhược thần kinh…
Phục hồi chức năng do di chứng bệnh tật hoặc chấn thương.
Làm tan máu tụ tại cơ và tổ chức liên kết khi chấn thương.
Vận động trước và sau khi thi đấu thể thao.
Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng nâng cáo thẩm mỹ cho mọi giới tuổi.
Ngoài ra một số bệnh có thể phối hợp Xoa bóp bấm huyệt với các phương pháp khác sẽ có tác dụng giảm nhẹ một số triệu chứng như trong một số chứng bệnh cấp tính.
Chống chỉ định:
Các bệnh cấp cứu:
Nội khoa: Nhồi máu cơ tim, phù cấp phổi, thiên đầu thống.
Ngoại khoa: Viêm ruột thừa, thủng dạ dày, lồng xoắn ruột.
Sản khoa: Xoắn buồng trứng, chửa ngoài dạ con…
Các bệnh nhiễm khuẩn nặng: viêm não, màng não.
Bệnh ngoài da do nhiễm trùng, nấm hoặc chưa rõ nguyên nhân.
Bệnh nhân đang trong trạng thái không bình thường (đói quá, sợ hãi, tức giận). Vừa ăn xong không nên xoa bóp mạnh vùng bụng.
Bệnh nhân quá suy yếu như: thiếu máu nặng, suy tim…
Bệnh lao, U, Ung thư các thể loại.
Viêm xương – tủy.
Bệnh tật quá nặng