Chữa mất ngủ
Ảnh minh họa mất ngủ
Định nghĩa và nguyên nhân
Chứng mất ngủ có nhiều nguyên nhân phức tạp. Hoặc do tâm tỳ yếu gây thiếu huyết, hoặc do thận âm suy kém, hoặc do can đởm bốc hoặc do vị khí không điều hòa hoặc do sau khi ốm bị suy nhược không ngủ được.
Mất ngủ hay khó ngủ là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.
Mất ngủ kéo dài gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh và tác hại của mất ngủ là:
- Suy giảm trí nhớ
- Khả năng tư duy, quyết định kém
- Giảm khả năng nhận biết sinh ra ảo giác, mất tập trung
- Mệt mỏi nghiêm trọng
- Bực bội, dễ cáu gắt
- Hệ miễn dịch hoạt động kém
- Các cơ bắp run rẩy, mệt mỏi, phản ứng không chính xác
- Tổn hại Gan
- Da giảm sức đàn hồi, sạm da
- Hệ tiêu hóa hoạt động kém
- Dễ mắc bệnh yếu sinh lý
- Huyết áp tăng cao
- Tăng nguy cơ nhịp tim đạp dị thường
- Khả năng mắc bệnh tim mạch cao
- Có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Chữa bệnh mất ngủ bằng y học cổ truyền
Trong đông y, mất ngủ được gọi là thất miên (thất: mất, miên: ngủ) hoặc bất mị (bất: không, mị: ngủ), nguyên nhân do tâm tỳ hư, can khí uất, thận âm hư gây nên. Tùy vào thể bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh mà thầy thuốc sẽ dùng những bài thuốc khác nhau. Ví dụ, với người mất ngủ do tâm tỳ hư thì phải bổ tỳ khí, khi tỳ tốt thì sẽ sinh được nhiều huyết dưỡng tâm, tâm đủ huyết sẽ ngủ được. Với người tâm âm huyết hư thì phải bổ âm, tư âm dưỡng huyết, ích khí, liễm tâm khí dưỡng tâm, tan thần…
Điều này cho thấy, Đông y tập trung vào điều trị đúng căn nguyên gây ra bệnh mất ngủ, điều trị tận gốc và điều hòa ngũ tạng nên mang lại hiệu quả lâu dài. Người bệnh không chỉ có được giấc ngủ ngon sau điều trị mà thể trạng cũng tốt lên, cơ thể và thần kinh hết suy nhược. Bên cạnh đó, những vị thuốc đông y được đánh giá là lành tính và gần như không gây ra tác dụng phụ.
Thảo dược Đông y điều trị bệnh suy nhược thần kinh,suy nhược cơ thể, mất ngủ
Bài thuốc Đưỡng tâm An thần thang chủ trị các chứng bệnh: mất ngủ, khó ngủ, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, chứng hay quên ở người mất ngủ.
Thành phần chính của bài thuốc bao gồm: Phục thần, Toan táo nhân, Bình vôi, Viễn trí, Hoàng kỳ, Đại táo. Dạ giao đằng, Lạc tiên, Liên nhục…cùng nhiều vị thuốc thảo dược khác được gia giảm tùy vào cơ địa, thể trạng, nguyên nhân sinh bệnh khác nhau ở mỗi người.
Công dụng: Bổ huyết, dưỡng huyết; trấn tâm, an thần; ích khí; kiện tỳ, ích thận. Giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng khí huyết, kích thích ngủ ngon, sâu giấc, điều chỉnh lại đồng hồ sinh học cho người bệnh, khắc phục chứng hay quên, khắc phục dần tình trạng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
Ưu điểm của bài thuốc
- Ứng dụng nguyên lý trị bệnh của đông y, giúp cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết trong cơ thể, điều trị tận gốc chứng mất ngủ.
- Nguồn gốc tự nhiên, an toàn cho người sử dụng, không gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc như các loại thuốc ngủ thông thường.
- Được điều chỉnh, gia giảm các vị, liều lượng phù hợp nhằm mang lại công dụng tối ưu nhất cho từng người bệnh.
- Hiệu quả chữa trị lâu dài, phòng chống bệnh tái phát.
- Ngoài tác dụng điều trị bệnh mất ngủ, bài thuốc còn giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Điều trị bằng y học cổ truyền: Các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc: Vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt …. Là sự lựa chọn tối ưu. Sẽ mang lại hiệu quả cao trong chữa bệnh .
Khi bạn có những triệu chứng như trên hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ bác sĩ tư vấn thăm khám, tùy từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thầy thuốc đưa ra phác đồ điều trị hữu hiệu và phù hợp nhất.
Nhà thuốc Cứu Thế sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị. Là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Số điện thoại Tư vấn: 096 125 2882 – 08 2601 1932 luôn có các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng tư vấn cho bạn, chăm sóc sức khỏe bạn.
Địa chỉ phòng khám: 16 ngõ 56 Võ văn Dũng, Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Lưu ý: Các bài thuốc nêu trên chỉ mạng tính chất tham khảo. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến trước của thầy thuốc trước khi áp dụng để điều trị bệnh.