Hướng dẫn điều trị và phòng đau dây thần kinh tọa

 

Đau dây thần kinh tọa

 

Đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm

 

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý gây ra các cơn đau chèn ép dây thần kinh. Đau thường kéo dài từ thắt lưng, đùi, đầu gối và cổ chân. Bài viết dưới đây, Đông y gia truyền Cứu Thế hướng dẫn điều trị và phòng đau dây thần kinh tọa hiệu quả. Mời các bạn cùng tìm hiểu. 

1. Đau dây thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.

Thường gặp đau thần kinh tọa một bên, ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi).Trước kia tỷ lệ nam cao hơn nữ, song các nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam. Nguyên nhân thường gặp nhất là do bệnh lý đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa chiếm khoảng 80% trường hợp.

2. Nguyên nhân và triệu chứng gây đau dây thần kinh tọa 

Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa bao gồm

            - Nguyên nhân thông thường là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh.

            - Các nguyên nhân khác bao gồm: chấn thương,viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa,viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u)

            - Hiếm gặp hơn nữa là dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ, bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu, chấn thương, mang thai

Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa: 

            - Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân, nếu tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái, tổn thương rễ L5 còn đau lan tới lòng bàn chân tận hết ở ngón út. Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.

            - Cơn đau lan tỏa từ cột sống dưới (thắt lưng) đến mông và xuống phía sau chân là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa. Bạn có thể cảm thấy sự khó chịu ở hầu hết mọi nơi dọc theo con đường thần kinh, nhưng nó đặc biệt có khả năng đi theo một con đường từ lưng thấp đến mông và mặt sau đùi và bắp chân của bạn.

            - Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, đau hoặc đau dữ dội. Đôi khi nó có thể cảm thấy như một cú giật hoặc điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi, và ngồi lâu có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Thông thường chỉ có một bên cơ thể của bạn bị ảnh hưởng.

            - Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. Bạn có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở một phần khác.

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? 

Mặc dù cơn đau liên quan đến đau thần kinh tọa có thể nghiêm trọng, nhưng hầu hết các trường hợp đều tự khỏi bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật trong một vài tuần. Những người bị đau thần kinh tọa nghiêm trọng liên quan đến yếu chân đáng kể hoặc thay đổi ruột hoặc bàng quang có thể cần phải phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng của đau dây thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm suy yếu chi có thể dẫn đến tàn phế ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống vì vậy cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

 

Đau dây thần kinh hông to ( thần kinh tọa )

 

Đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

 

Phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa 

Nguyên tắc điều trị đau thần kinh tọa:

- Điều trị theo nguyên nhân (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng)

- Giảm đau và phục hồi vận động nhanh.

- Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa.

- Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.

- Đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: điều trị giải ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa.

Điều trị bằng Tây y

Đau thần kinh tọa có thể điều trị bằng các phương pháp như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu, phẫu thuật, mỗi phương pháp đều mang lại hiệu quả nhất định.

Thông thường, các phương pháp điều trị theo Tây y có tác dụng giảm đau, chống viêm cho bệnh trong một thời điểm nhất định. Triệu chứng đau sẽ thuyên giảm nhanh nhưng nguồn gốc và căn nguyên của bệnh không được giải quyết triệt để khiến bệnh dễ tái phát.

Bên cạnh đó, cácthuốc kháng viêm, thuốc chứa corticoid, việc lạm dụng thuốc này không những gây ra hiện tượng kháng thuốc mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, dạ dày…

Điều trị bằng đông y

Các phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hay châm cứu rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh tuy nhiên các phương pháp này cần áp dụng trong thời gian dài bệnh mới thay đổi bên cạnh đó cần phải kết hợp với sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng các các vị thuốc đông y thường rất hiệu quả trong điều trị chứng đau thần kinh tọa, các vị thuốc Đông y thường được dùng đó là: Độc hoạt, Tang ký sinh, Đương Quy, Thương Truật, Quế Chi, phòng phong, Xuyên khung, Hồng hoa,và một số thảo dược là vị huốc rất quý mang lại rất nhiều tác dụng tốt, các dược thảo này không những giúp cải thiện sức khỏe, mà còn hạn chế được những ảnh hưởng về gan, thận…

Trong Đông y có một bài thuốc gia truyền đã có hơn 100 năm, bài thuốc kết hợp tài tình những vị thuốc nam kể trên để điều trị bệnh đau thần kinh tọa rấthiệu quả đó là phong tê thấp Cứu Thế Bài thuốc đã được lâm sàng trên nhiều bệnh nhân, là bài thuốc chữa bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả.

Phòng bệnh đau dây thần kinh tọa như thế nào? 

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đau thần kinh tọa và tình trạng này có thể tái phát. Những điều sau đây có thể đóng một vai trò quan trọng góp phần giảm khả năng mắc đau thần kinh tọa

- Luyện tập thể dục đều đặn

- Duy trì tư thế thích hợp ngồi: chọn một chỗ ngồi có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay. Cân nhắc đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của nó.

- Sử dụng cơ thể tốt: hạn chế sử dụng cột sống thắt lưng để làm việc như mang vác nặng. Sử dụng chi dưới để nâng vật nặng, giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Tránh nâng và vặn thắt lưng đồng thời.

Nhìn chung, khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, bạn sẽ trải qua những cơn đau vô cùng khó chịu. Để cải thiện tình trạng trên, bệnh nhân nên đi kiểm tra và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ. Mặc dù bệnh đau thần kinh tọa không đe dọa tới tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu tình trạng không được điều trị dứt điểm.

Bệnh danh

Liên hệ ngay hôm nay

Giải đáp mọi vấn đề tốt nhất dành cho bạn

Hotline 24/7
096 125 2882
Email cho chng tôi
dongycuuthe@gmail.com
chat zalo goi lai