Chẩn đoán và điều trị gút (Gout)
Tôphi đầu gối. Tôphi lớn và nhiều tôphi bề mặt của đầu gối ở bệnh nhân có bệnh gút mạn tính không được kiểm soát
Bệnh gút có tôphi viêm sưng. Có 3 tôphi viêm sưng trên các khớp gian ngón tay gần ở bệnh nhân có bệnh gút tôphi mạn tính. Một vài tổn thương bị vỡ tự nhiên trong 3 ngày tiếp theo, thoát ra chất sền sệt bao gồm các tinh thể urat và các tế bào viêm nhưng không có vi khuẩn. Viêm phần lớn giảm bớt hơn một tuần sau khi được dùng thuốc kháng viêm không steroid
I. Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh gút ( gout) là gì?
1. Định nghĩa
Bệnh gút là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.
2. Nguyên nhân gây bệnh gút
Chia làm hai loại gút nguyên phát (đa số các trường hợp) và gút thứ phát.
a) Nguyên phát: Chưa rõ nguyên nhân, chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh. Gặp 95% ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.
b) Thứ phát: Một số hiếm do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền). Ngoài ra có thể do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai, cụ thể:
-
Suy thận nói riêng và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận nói chung
-
Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp.
-
Dùng thuốc lợi tiểu như Furosemid, Thiazid, Acetazolamid…
-
Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính; thuốc chống lao (éthambutol, pyrazinamid…
-
Các yếu tố nguy cơ của bệnh là tăng huyết áp, béo phì và hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin, uống nhiều rượu.
3. Chẩn đoán bệnh gút
Bệnh Gout hay còn gọi là bệnh thống phong thường xảy ra trước hết ở khớp xương ngón chân, ngón tay, đặc biệt là khớp ngón chân cái và khớp ngón tay cái. Tuy nhiên, nó có thể tác động lên các khớp khác gồm: Khớp gối, khớp mắt cá chân, khớp cổ tay, khớp bàn chân và các khớp nhỏ ở bàn tay.
Các khớp bàn tay sưng do gút
a) Lâm sàng: Cơn gút cấp tính đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 - 55, ít khi trước 25 hoặc sau 65 tuổi. Ở nữ ít xảy ra trước tuổi mãn kinh, ở nam mắc ở tuổi càng trẻ thì bệnh càng nặng.
Điều kiện thuận lợi: nhiều khi không rõ nhưng có thể xảy ra sau bữa ăn có nhiều thịt (nhất là loại thịt có nhiều purin), rượu, sau xúc cảm mạnh, sau chấn thương kể cả vi chấn thương (đi giày chật), sau nhiễm khuẩn, dùng các thuốc lợi tiểu như thiazid...
Xuất hiện đột ngột ban đêm, bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp, thường là khớp bàn - ngón chân cái (60 - 70% ): khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, va chạm nhẹ cũng rất đau, thay đổi thứ tự: bàn chân,cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu, hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống. Lúc đầu chỉ viêm khớp một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp.
Ngoài khớp ra, túi thanh dịch, gân, bao khớp cũng có thể bị thương tổn.
Các dấu hiệu viêm có thể kéo dài nhiều ngày, thường từ 5-7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần: đỡ đau, đỡ nề, bớt đỏ. Hết cơn, khớp trở lại hoàn toàn bình thường.
Trong cơn gút cấp có thể có sốt vừa hoặc nhẹ, tăng tốc độ lắng hồng cầu, dịch khớp (chỉ làm được ở khớp gối) thấy bạch cầu 5000/mm3, đa số là loại đa nhân, dưới kính hiển vi thấy nhiều tinh thể urat.
Cơn gút cấp dễ tái phát, khoảng cách có thể gần nhưng cũng có thể rất xa, có khi >10 năm.
Bên cạnh thể điển hình, cũng có thể tối cấp với khớp viêm sưng tấy dữ dội, bệnh nhân đau nhiều nhưng cũng có thể gặp thể nhẹ, kín đáo, đau ít dễ bị bỏ qua.
Lắng đọng urat làm cho hình thành các tôphi dưới da và gây nên bệnh khớp mạn tính do urat.
Tôphi: thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn Gút đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Tôphi thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân, gân Achille.
Tôphi đầu gối. Tôphi lớn và nhiều tôphi bề mặt của đầu gối ở bệnh nhân có bệnh gút mạn tính không được kiểm soát
Bệnh gút có tôphi viêm sưng. Có 3 tôphi viêm sưng trên các khớp gian ngón tay gần ở bệnh nhân có bệnh gút tôphi mạn tính. Một vài tổn thương bị vỡ tự nhiên trong 3 ngày tiếp theo, thoát ra chất sền sệt bao gồm các tinh thể urat và các tế bào viêm nhưng không có vi khuẩn. Viêm phần lớn giảm bớt hơn một tuần sau khi được dùng thuốc kháng viêm không steroid
Bệnh khớp do urat: Xuất hiện chậm. Khớp bị cứng, đau khi vận động và làm hạn chế vận động, khớp có thể sưng to vừa phải, không đối xứng, cũng có thể có tôphi kèm theo. Trên X-quang thấy hẹp khớp, hình ảnh khuyết xương hình hốc ở đầu xương.
Biểu hiện về thận
Urat lắng đọng rải rác ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản.
Sỏi thận: 10 - 20% các trường hợp gút, điều kiện thuận lợi là pH nước tiểu quá toan, nồng độ acid uric cao. Sỏi urat thường nhỏ và không cản quang.
Tổn thương thận: lúc đầu chỉ có prôtein niệu, có thể có kèm theo hồng cầu, bạch cầu vi thể, dần dần diễn tiến đến suy thận. Suy thận thường gặp ở thể có tôphi, tiến triển chậm và là nguyên nhân gây tử vong.
Bệnh gút ở chân. Chụp X-quang có chuẩn bị bàn chân cho thấy các đặc điểm phù hợp với bệnh gút. Có sưng nề mô và sự ăn mòn rộng liên quan tới khớp ngón bàn chân đầu tiên, cũng như sự calci hóa trong hạt tôphi (Ảnh: uptodate.com)
b) Phân loại bệnh gút
-
Bệnh gút cấp
-
Bệnh gút mạn tính
Thời gian ổn định giữa các cơn gút cấp
Theo y học cổ truyền
Đông y xếp bệnh “Thống phong” vào phạm vi chứng “Tý thống”. Chứng “Tý” có hàm nghĩa đau lâu ngày không khỏi. Thống phong có triệu chứng đau giống như bệnh phong thấp hay thấp khớp nhưng có nhiều điểm khác biệt về dấu hiệu và di chứng, cường độ nặng hơn, gây tật nguyền suốt đời.
Do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, ứ trệ khí huyêt, lâu ngày tổn thương cân cốt, xương khớp biến dạng, đau nhức, co duỗi khó khăn.
Hiện tượng dưới da quanh khớp xương hoặc vành tai nổi cộm một vài khối u hơi cứng, không đau, trong có chứa một chất dịch màu trắng như phấn mà Tây y gọi là “Tophi”, Đông y cho rằng do khí huyết, tân dịch rối loạn. Tân dịch ứ trệ lâu ngày thành đàm, khí huyết không thông thành ứ, đàm hiệp với ứ hóa thành u cục.
Triệu chứng của bệnh Gout
Cơn đau cấp tính thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh thống phong. Tiếp theo, các khớp bị ảnh hưởng gây viêm, sưng đỏ, nóng rát như phỏng lửa, rất nhạy cảm, không giám sờ vào vì đau khửng khiếp. Bệnh kéo dài từ 2-7 ngày rồi khỏi, không để lại di chứng nào, bệnh dễ tái phát không có chu kỳ nhất định.
Sau cơn đau cấp tính, bệnh chuyển sang mãn tính ở nhiều chế độ phát tác khác nhau. Tuy nhiên, có khi bệnh giảm dần không còn sưng đau khiến bệnh nhân lầm tưởng rằng bệnh đã chấm dứt. Vài tuần lễ sau, vài tháng sau bệnh lại bất chợt lại bùng dậy như trước. Bệnh thống phong tái phát nhiều lần và có khuynh hướng ngày càng nặng thêm.
Khớp xướng có dấu hiệu cứng, khó co duỗi, đồng thời xuất hiện thêm các u cục tophi, một chất lắng đọng dướ da, hơi cứn, do các tinh thể axit uric và muối của nó lập thành. Do viêm, khớp xương bị tàm phá và trở thành dị dạng, lâu dần khớp xương mất hẳn tính co giãn, không cử động được, người bệnh trở thành tàn phế. Ngoài ra, bệnh lâu ngày còn gây tổn thương thận gồm: Tiểu ra máu, sạn đường tiểu, suy thận cấp hay mãn tính….
II. Điều trị bệnh gút bằng y học cổ truyền và phòng bệnh gút
1. Nguyên tắc chung
-
Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp
-
Dự phòng tái phát cơn gút, dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gút chưa có hạt tô phi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) khi gút có hạt tô phi.
2. Điều trị cụ thể
a) Chế độ ăn uống- sinh hoạt
-
Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua… Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150g/24 giờ.
-
Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên…
-
Uống nhiều nước, khoảng 2-4lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14‰. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.
-
Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp như stress, chấn thương…
Đông y điều trị bệnh thống phong (gout) thường dựa vào chứng và mạch; đồng thời kết hợp với việc ăn uống kiêng cữ đúng mức. Đông y thường chú ý đến các giai đoạn phát triển của bệnh: Lần đầu hay tái phát 2 hay 3 lần trở lên, sưng đỏ hay không sưng, khớp chưa hay có biến dạng.
Nếu là thể cấp tính, chủ yếu dùng phép trị “Thanh nhiệt, khu phong trừ thấp, thông lạc”
Nếu thể mãn tính, thường kèm theo “đàm thấp, hàn ngưng, huyết ứ” nên dùng pháp “Trừ thấp, hóa đàm, ôn kinh tán hàn, hoạt huyết thông lạc”
Bệnh lâu ngày thường làm khí huyết suy yếu, âm dương bất hòa, cần bồi bổ khí huyết Can Thận để nâng cao chính khí.
Bài thuốc Đông y “Thống phong Dưỡng cốt thang” có tácc dụng điều hòa chuyển hóa nhân purin, cân bằng chuyển hóa axit uric trong máu, kháng viêm, giảm đau, trừ thấp nhiệt, thông kinh hoạt lạc, bổ huyết, hoạt huyết, bổ can thận, điều trị hiệu quả bệnh gout cấp và mãn tính, phòng chống bệnh tái phát.
Ưu điểm của bài thuốc
-
Thuốc hoàn toàn là thảo dược tự nhiên, không gây ra tác dụng phụ.
-
Bổ gan, thận, hỗ trợ tăng cường chức năng thải độc của gan, thận.
-
Thuốc ngoài tác dụng điều trị bệnh còn có tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh tái phát.
3. Bệnh Gout có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm như:
-
Thông thường có 1 - 2 cơn mỗi năm, khoảng cách các cơn ngắn lại, 10 - 20 năm sau cơn đầu tiên, xuất hiện các tophi và bệnh khớp urat làm hạn chế vận động. Bệnh nhân chết do suy thận hay do tai biến mạch máu.
-
Có một số thể nhẹ hơn, cơn gút ít xảy ra, không có tophi. Cũng có một số thể nặng hơn, xảy ra ở người trẻ < 30 tuổi, cơn gút dày liên tiếp, tophi và bệnh khớp do urat xuất hiện sớm.
-
Tình trạng hủy hoại khớp, đầu xương, biến dạng khớp, nặng hơn có thể làm bệnh nhân tàn phế.
-
Bệnh Gout có thể gây sỏi thận, thận ứ nước ứ mủ, suy thận (như tiểu ra máu, sạn đường tiểu, suy thận cấp hay mãn tính), tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
-
Do chẩn đoán nhầm dẫn đến sử dụng bằng rất nhiều loại kháng sinh giảm đau khác nhau, gây dị ứng thuốc kháng sinh, rối loạn tiêu hóa, gây viêm loét dạ dày hành tá tràng…
-
Sử dụng tràn lan bằng thuốc tây gây tổn thương thận, tiêu hóa, dị ứng, ngoài ra còn gây biến chứng lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp.
4. Phòng bệnh gút
-
Chế độ sinh hoạt hợp lí, giảm ăn cách chất giàu purin, chất béo…
-
Điều trị tốt các bệnh lí gây bệnh gút thứ phát như suy thận, do thuốc, các bệnh lí chuyển hóa…
Dự phòng bệnh tái phát: Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh gút
-
Kiêng uống rượu và các chất kích thích: ớt, cà phê, thuốc lá… cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên…
-
Hạn chế các thức ăn có chứa nhiều purin: phủ tạng động vật (lòng, gan, tim, tiết) thịt, cá, cua... Có thể ăn trứng, sữa, uống bia, hoa quả, thịt chỉ nên ăn dưới 100g/ngày.
-
Uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít/ngày), nên uống các loại nước khoáng có nhiều Bicacbonat, nếu không thì uống dung dịch bicacbonat – Na 3%. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.
-
Tránh làm việc quá sức, tránh lạnh.
-
Không nên dùng thuốc lợi tiểu Cholorothiazid, Steroid.
-
Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp như stress, chấn thương…
-
Phẫu thuật: Khi các u cục (tophi) quá to, cản trở vận động (ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷu tay khó mặc quần áo) cần phẫu thuật cắt bỏ.
-
Nếu có tổn thương thận: cần chú ý trình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, sỏi thận, tăng huyết áp để xử lý kịp thời.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ bác sĩ tư vấn thăm khám, tùy từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thầy thuốc đưa ra phác đồ điều trị hữu hiệu và phù hợp nhất.
Nhà thuốc Cứu Thế sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị. Là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Số điện thoại Tư vấn: 096 125 2882 – 08 2601 1932 luôn có các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng tư vấn cho bạn, chăm sóc sức khỏe bạn.
Địa chỉ phòng khám: 16 ngõ 56 Võ văn Dũng, Ô chợ Dừa, Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.