Chữa viêm tuyến vú tắc tia sữa
Ảnh minh họa tắc tia sữa viêm tuyến vú
Bệnh viêm tuyến vú tắc tia sữa ở bà bầu sau sinh là một bệnh nhiễm trùng các mô vú gây đau ngực, sưng, nóng và đỏ vú. Khi bị viêm vú cũng có thể bị sốt và ớn lạnh…
Bệnh viêm tuyến vú tắc tia sữa phổ biến nhất ở phụ nữ cho con bú, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở người không cho con bú.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh viêm vú xảy ra trong vòng vài tháng đầu sau khi sinh, nhưng cũng có thể xảy ra trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Các triệu chứng có thể cảm thấy như mệt mỏi và kiệt sức, gây khó khăn cho việc chăm sóc mẹ và bé. Tuy nhiên vẫn có thể tiếp tục cho con bú khi bị viêm vú.
Bệnh viêm tuyến vú tắc tia sữa có dấu hiệu như nào?
Những dấu hiệu của bệnh viêm tuyến vú tắc tia sữa có thể xuất hiện đột ngột như:
-
Đau vú: Khi bị viêm tuyến sữa các mẹ sẽ thấy đau hoặc có cảm giác ấm khi chạm vào
-
Thường cảm thấy khó chịu: cảm giác nóng rát liên tục hoặc trong khi cho con bú
-
Sưng vú: Triệu chứng sưng vú thường gặp khi bị viêm.
-
Đỏ da: Các mẹ sẽ thấy một chòm da dỏ trến vú khi mắc bệnh
-
Sốt 38,3ᵒ C hoặc cao hơn
-
Thời gian cho con bú: Viêm vú cho con bú có xu hướng ảnh hưởng đến một vú – không phải cả hai vú
Nguyên nhân bệnh viêm tuyến vú tắc tia sữa sau sinh do :
-
Tắc ống dẫn sữa làm sữa bị lưu lại không được thông tắc tia sữa để kéo dài vệ sinh kém và gây ra nhiễm trùng vú.
-
Vi khuẩn trên bề mặt da của mẹ và miệng của em bé có thể đi vào đường sữa thông qua vết nứt hoặc vết rạn ở da của núm vú hay qua một lỗ của ống dẫn sữa. Vi khuẩn có thể nhân lên, dẫn đến nhiễm trùng. Các vi khuẩn này không gây hại cho em bé.
Các yếu tố nguy cơ gây ra viêm tuyến vú tắc tia sữa:
-
Cho con bú trong thời gian vài tuần đầu tiên sau khi sinh con, núm vú bị đau hoặc nứt.
-
Chỉ sử dụng một vị trí cho con bú, có thể không hoàn toàn thoát vú.
-
Mặc một áo ngực chật, hạn chế lưu lượng sữa
-
Nếu đã có tiền sử viêm vú có nhiều khả năng sẽ bị lại một lần nữa
Biến chứng của bệnh viêm tuyến vú tắc tia sữa khi để kéo dài :
-
Có thể hình thành một áp xe bên trong một phần vú bị nhiễm trùng. Xảy ra ít hơn 1 trong 100 trường hợp bị viêm vú. Áp xe là một vùng tụ mủ, màu đỏ, có thể nhìn thấy bằng siêu âm.
-
Ứ sữa: Sữa không hoàn toàn rút hết ra khỏi vú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, sữa ứ có thể xảy ra. Điều này gây ra áp lực tăng lên trên ống sữa và rò rỉ sữa vào xung quanh mô vú, có thể dẫn đến đau và viêm
-
Tái phát: Khi đã có bệnh viêm tuyến vú khả năng tái phát viêm là rất lớn.
Phương pháp điều trị viêm tuyến vú tắc tia sữa
Châm cứu, chườm nóng, xoa bóp, day bấm huyệt.
Bài thuốc điều trị viêm tuyến vú tắc tia sữa:
-
Khí huyết hư nhược dùng bài thuốc: Thông nhũ đan gia giảm.
-
Can khí uất trệ dùng bài thuốc: Tiêu giao thang gia giảm
-
Hoặc:
- Dùng lá bồ công anh chữa tắc tia sữa viêm tuyến vú . Dùng lá bồ công anh tươi mỗi ngày dùng 100 g, đổ vào 1 lít nước nấu sôi , đun nhỏ lửa sắc còn 700 ml , chia làm 3 lần uống trong ngày. Bã đắp nơi đau. Ngày đắp 3 lần mỗi lần 20 phút. Trước khi đắp hâm bã thuốc cho nóng khoảng 40 độ.
-
Hoặc Bồ công anh khô : chọn cây thuốc tốt , mới thu hoạch còn thơm mùi của cây thuốc , không có mùi mốc, sắc xanh lục, nếu chuyển qua đen là thuốc đã để lâu – chất lượng giảm. Dùng liều 40- 60 g toàn cây khô. Cách sắc uống và đắp như trên.
– Nghỉ ngơi, tiếp tục cho con bú và uống thêm chất lỏng có thể giúp cơ thể vượt qua nhiễm trùng vú. Làm cạn sữa từ vú bị ảnh hưởng thường xuyên hoặc thông tắc tia sữa tại nhà bằng cách dùng máy hút sữa hỗ trợ .
– Nếu em bé từ chối bú trên vú bị ảnh hưởng, sử dụng một máy hút hoặc tay để vắt sữa đảm bảo vú hoàn toàn trống rỗng tránh gây tắc sữa dẫn tới viêm.
Cách phòng tránh bệnh viêm tuyến vú tắc tia sữa:
Để phòng chống bệnh viêm tuyến vú nên chú ý những vấn đề sau:
-
Hoàn toàn thoát sữa từ ngực khi cho con bú.
-
Để trẻ bú rỗng hết một bên vú trước khi chuyển sang vú bên kia, luân phiên vú cho con bú.
-
Thay đổi vị trí cho con bú, không để bé sử dụng vú như một núm vú giả.
Bệnh viêm tuyến vú tắc tia sữa không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó gây ra những phiền toái khó chịu và những bệnh lý liên quan. Việc phòng chống tốt bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc chữa bởi thường lúc phát hiện bệnh là lúc người mẹ cho con bú, vì thế việc điều trị ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và trẻ nhỏ. Vì vậy các bà mẹ hãy biết cách chăm sóc sau sinh cho mình và đi khám sớm khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị tắc tia sữa cần thông tắc tia sữa ngay sau khi có dấu hiệu có những cục cứng trên bầu ngực để được xử trí kịp thời.
Bài thuốc cho bà mẹ ít sữa,thiếu sữa
Sau khi đẻ sản phụ không có sữa hoặc ít sữa còn gọi là sữa không xuống. Đa số trường hợp do khí huyết hư nhược không sinh ra sữa, cũng có trường hợp do khí trệ làm khí huyết không điều hòa, kinh mạch bị trở ngại mà không có sữa
Khí huyết hư nhược
Do sản phụ sức khỏe yếu, mất máu khi đẻ nên không sinh ra sữa
Triệu chứng: sữa không xuống hoặc xuống rất ít, vú không căng đau, sắc mặt xanh bợt hoặc xám vàng, da khô, mệt mỏi, đầu choáng ù tai, hồi hộp, đoản khí, tự đổ mồ hôi, ăn ít, ỉa lỏng, đái rắt, lưỡi nhợt ít rêu.
Phương pháp chữa: bổ khí huyết, thông sữa
Bài thuốc: Thông nhũ đan gia giảm
Can khí uất trệ
Triệu chứng: Sau khi đẻ sữa không xuống , vú căng đầy mà đau, có khi sốt, tinh thần bực tức, phiền táo, ngực sườn đầy tức, ăn kém, táo
Phương pháp chữa: sơ can giải uất thông lạc
Bài thuốc: Tiêu giao thang gia giảm
Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ bác sĩ tư vấn thăm khám, tùy từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thầy thuốc đưa ra phương pháp điều trị hữu hiệu và phù hợp nhất.
Nhà thuốc Cứu Thế sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị. Là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Số điện thoại Tư vấn: 096 125 2882 – 08 2601 1932 luôn có các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng tư vấn cho bạn, chăm sóc sức khỏe bạn.
Địa chỉ phòng khám: 16 ngõ 56 Võ Văn Dũng, Ô chợ Dừa, Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
Lưu ý: Các bài thuốc nêu trên chỉ mạng tính chất tham khảo. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến trước của thầy thuốc trước khi áp dụng để điều trị bệnh.