Chữa trĩ bằng đông y
Ảnh minh họa trĩ nội trĩ ngoại
Đông y định nghĩa bệnh trĩ là như thế nào và phân loại ra sao ?
Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là một bệnh mạn tính do các tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị dãn và xung huyết.Tĩnh mạch xung huyết thành một búi hoặc nhiều búi.
Tùy vị trí tĩnh mạch ở trực tràng hay hậu môn được phân chia trên lâm sàng thành trĩ nội hay trĩ ngoại.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến trĩ ?
Nguyên nhân gây ra trĩ có nhiều: viêm đại tràng mạn tính gây táo bón thường xuyên đại tiện rặn nhiều, viêm gan, xơ gan mạn tính gây xung huyết tĩnh mạch, các bệnh nghề nghiệp do đứng lâu, có thai làm trương lực cơ thành bụng thành tĩnh mạch bị giảm gây giãn tĩnh mạch , v.v…
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh trĩ ? Biến chứng của trĩ là gì ?
Các giai đoạn của trĩ nội và trị ngoại được phân chia như sau
Trĩ nội được chia làm 4 thời kỳ.
Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy nhiều máu gây thiếu máu.( mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính)
Khi đại tiện búi trĩ lòi ra, sau đó trĩ lại tự co được.( búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên )
Khi đại tiện trĩ lòi ra, đi xong không tự co lên được. (búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được )
Trĩ bị táo gây đau, chảy máu. (búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử )
Biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
Các giai đoạn của bệnh trĩ
Vì sao nên chữa bệnh trĩ bằng đông y ?
Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Ngăn chặn các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn, điều trị nội khoa, bằng thủ thuật hay ngoại khoa… là những cách giúp điều trị hiệu quả bệnh trĩ.
Bệnh trĩ là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một đặc điểm chung thường làm cho bệnh nhân không được điều trị triệt để sớm vì khi bị trĩ nhẹ thường ít ảnh hưởng tới cuộc sống và bệnh nhân thường ngại đi khám, nhất là phụ nữ. Người ta chỉ đi khám và điều trị trĩ khi căn bệnh này ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt và năng suất lao động của họ
Ngăn chặn các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn
Với cách này, bệnh sẽ tránh được táo bón, tập thói quen đi cầu đều đặn hằng ngày; điều chỉnh chế độ ăn uống như uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ; tập thể dục, vận động thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý; vệ sinh tại chỗ vùng hậu môn bằng phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần một ngày, mỗi lần 10-15 phút.
.jpg)
Ảnh minh họa trĩ nội trĩ ngoại
Điều trị bằng y học cổ truyền
Dùng thuốc hay còn gọi là phương pháp nội khoa có thể điều trị được trĩ nội từ độ 3 trở xuống, trĩ ngoại. Tây y có các thuốc viên, thuốc đặt, thuốc bôi, còn Đông y có thuốc thang, thuốc cổ phương bào chế theo phương pháp hiện đại… Đối với Tây y, điều đầu tiên phải kể đến là có khá nhiều loại thuốc trong đơn, và nhiều dạng sử dụng, ví dụ như Daflon, Proctolog, Ginko Biloba, Brotilase, Zydcox, Plotex… Đây là thuốc trợ mạch, thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc giảm đau, chống phù nề dạng toàn thân hay tại chỗ, thuốc nhuận tràng, thuốc chống co thắt… Thuốc có hiệu quả chấm dứt sự khó chịu, nhức nhối của bệnh nhân, song chưa chữa được nguyên nhân của bệnh trĩ. Bên cạnh đó, thuốc có tác dụng phụ, gộp càng nhiều thuốc, nguy cơ tác dụng phụ càng nhân lên.
Do vậy, đối với bệnh trĩ, y học cổ truyền có hiệu quả hơn. Bởi y học cổ truyền giải thích bệnh dựa trên tìm tòi nguyên căn, cái gốc của bệnh. Các vị thuốc quý trong Đông y được lựa chọn để tạo nên một bài thuốc, những bài thuốc cổ phương, thuốc thang được bào chế, đóng gói khá tiện lợi. điều trị hiệu quả bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Đây là thuốc nên có tác dụng điều trị bệnh tận gốc.
Bài thuốc có tác dụng: Cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.
Điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, apxe hậu môn, viêm nứt hậu môn…); kháng viêm, kháng khuẩn mạnh; Điều trị và phòng ngừa táo bón;
Bài thuốc đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh, người bị bệnh đường ruột, đau dạ dày, viêm đại tràng – trực tràng.
Thuốc ngâm: Thuốc ngâm có tác dụng đào thải cặn bã, thúc đẩy thăng khí (lưu thông khí huyết) giúp máu lưu thông không bị ứ trệ ở hậu môn, cải thiện vòng tuần hoàn đưa máu đến nuôi dưỡng các mô, cơ tĩnh mạch giúp tĩnh mạch bền chặt và làm tăng tính đàn hồi của thành mạch, giúp búi trĩ co dần lên, đồng thời làm tiêu viêm, giảm đau, cầm máu.
Điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, ngứa hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, apxe hậu môn.
Ưu điểm của bài thuốc (thuốc uống + thuốc ngâm)
- Điều trị triệt để bệnh trĩ (trị bệnh tận gốc), hiệu quả lâu dài.
- Điều trị được tất cả các dạng trĩ (nội, ngoại, hỗn hợp, trĩ vòng, rò hậu môn, apxe hậu môn).
- Thời gian điều trị bệnh ngắn ngày tùy vào tình trạng của bệnh
- Chi phí thấp
- Bệnh nhân không bị đau đớn
- Không gây tổn thất đến cấu trúc hậu môn
- Bệnh nhân không bị mất máu
- An toàn nhất cho bệnh nhân, không gây nhiễm trùng, biến chứng (như phẫu thuật) và không gây phản ứng phụ.
- Với thành phần 100% là các thảo dược tự nhiên có tính mát rất lành và tốt cho cơ thể.
- Bài thuốc được bào chế dưới dạng bột nên rất tiện cho việc sử dụng (không phải đun sắc).
Bệnh nhân tin tưởng sử dụng bởi hiệu quả triệt để và an toàn khi sử dụng. Kết hợp cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và phòng tránh bệnh trĩ tái phát.
Điều trị bằng thủ thuật
Bệnh nhân sẽ được tiêm xơ (có tác dụng cầm máu và hạn chế hiện tượng sa bó trĩ); thắt búi trĩ bằng vòng cao su (búi trĩ bị thắt sẽ hoại tử vào ngày thứ 3-4, vòng cao su còn nằm lại lâu hơn để cầm máu). Bệnh nhân sẽ được sử dụng tia hồng ngoại như chiếu tia hồng ngoại làm đông đặc niêm mạc; được đốt bằng dao điện một hoặc hai cực (ít làm); đốt búi trĩ bằng laser CO2.
Điều trị ngoại khoa
Chỉ thực hiện khi các phương pháp điều trị khác thất bại như trĩ chảy máu nhiều, được điều trị nội nhưng không đỡ hay sa trĩ thường xuyên.
Phẫu thuật cắt các búi trĩ riêng lẻ có hoặc không kèm tạo hình hậu môn hoặc phẫu thuật cắt trĩ bảo tồn vùng niêm mạc hậu môn. Tất cả các phương pháp điều trị dù có can thiệp hay không đều chỉ hiệu quả khi kết hợp với các biện pháp dự phòng hợp lý.
Tuy nhiên, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị đúng đắn tùy theo từng giai đoạn của bệnh và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn.
Khi bạn có những triệu chứng như trên hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ bác sĩ tư vấn thăm khám, tùy từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thầy thuốc đưa ra phác đồ điều trị hữu hiệu và phù hợp nhất.
Nhà thuốc Cứu Thế sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị. Là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Số điện thoại Tư vấn: 096 125 2882 – 08 2601 1932 luôn có các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng tư vấn cho bạn, chăm sóc sức khỏe bạn.
Địa chỉ phòng khám: 16 ngõ 56 Võ văn Dũng, Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Lưu ý: Các bài thuốc nêu trên chỉ mạng tính chất tham khảo. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến trước của thầy thuốc trước khi áp dụng để điều trị bệnh.