Chữa nấc

Nấc cơ năng

Ảnh minh họa nấc

Theo y học hiện đại
I. Đại cương

  • Nấc cụt (gọi tắt là nấc) là những đợt co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại nhiều lần, do thì hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín.
  • Một đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1-2 ngày, thậm chí nhiều năm. Nếu chỉ diễn ra từ vài phút đến ít hơn 24 giờ thì hiện tượng này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần bất kỳ sự can thiệp nào. Nhưng nếu kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý. Tần số của nấc cụt thay đổi ở mỗi người, khoảng 2-60 lần/phút.

II. Nguyên nhân

  • Thiếu nước, ăn quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng, ợ, ăn đồ ăn cay hay có gia vị kích thích, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn, khóc lóc (thổn thức gây ra luồng khí đi vào ổ bụng).
  • Một số trường hợp hút thuốc (thuốc lá hoặc một số loại khói thuốc khác như ma túy, có thể gây ra ho), thiếu cân bằng điện giải, nói một hơi quá dài, làm sạch cuống họng
  • Hầu hết các bệnh thuộc dạ dày – tá tràng đều tăng tiết dịch vị kích thích gây đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, nôn và một số người bệnh có thể bị nấc do thần kinh hoành bị kích thích.
  •  Người ta cũng có thể gặp nấc trong một số trường hợp bị stress hoặc histerie hoặc do tổn thương hệ thần kinh trung ương với bất kỳ một lý do nào đó như viêm não (do vi khuẩn hoặc do virus) hoặc chấn thương sọ não với bất kỳ lý do gì.
  • Nấc cũng có thể xuất hiện ở một số người bệnh sau khi phẫu thuật ổ bụng (phẫu thuật dạ dày, tá tràng, gan mật, tụy tạng…)
  • Nguyên nhân nấc gặp khá nhiều trong việc sử dụng một số dược phẩm hoặc hóa chất độc như thuốc nhóm Corticosteriod…

Theo y học cổ truyền

I. Đại cương

  • Nấc (ắch nghịch) là tình trạng khí nghịc lên, trong họng phát ra tiếng ngắn và mau, làm cho người ta không tự chủ được.
  • Nấc còn xuất hiện trong nhiều chứng bệnh cấp, mạn tính khác nhau. Theo YHCT, nấc ở trung tiêu thì tiếng nấc ngắn, đó là bệnh sinh ra vị khí nghịch. Còn phát nấc ở hạ tiêu thì tiếng nấc dài, đó là do hư tà va chạm nhau mà sinh ra bệnh. Ợ chua mà phát ra nấc là vị hỏa.

II. Nguyên nhân

  • Trong Đông y cho nấc là do khí uất gây bất hòa tỏng nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận và không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí mà gây nên. Bệnh liên quan đến 3 tạng Can, Vị, Thận.
  • Do nhiệt tà làm cho tân dịch bị khô, hỏa nhiệt tích lại bên trong, hỏa uất, khí thăng gây ra nấc.
  • Tình chí uất ức, ưu tư uất kết làm cho can khí hoành nghịch.
  • Thận và tỳ hư: thận không nạp được phế khí, khí nghịch gây nấc.

1. Ngoại nhân
        Do nhiệt tà làm cho tân dịch bị khô, hóa nhiệt tích lại ở bên trong, hóa uất, khí thăng gây ra nấc.
2. Nội nhân

  • Tình chí uất ức, ưu tư uất kết làm cho can khí hoành nghịch.
  • Thận và tỳ hư: thận không nạp được phế khí, khí nghịch gây nấc.

3. Bất nội ngoại nhân

  • Ăn uống sống, lạnh làm khí lạnh ngưng lại bên trong, vị dương bị cản trở gây ra nấc.
  • Ăn nhiều thức ăn cay, nóng.
  • Lao lực quá độ làm cho khí bị hao tổn: thanh khí không thăng, trọc khí không giáng gây ra nấc.

III. Các thể y học cổ truyền

Do hàn tà công vị

  • Các triệu chứng: Nấc trầm, thưa, gặp lạnh thì nấc nhiều hơn, ấm nóng dễ chịu. Lưỡi trắng mỏng.
  • Pháp điều trị : Trừ hàn, hành khí giáng nghịch.
  • Châm cứu:
  • Bài thuốc: Ôn trung tán hàn

Do vị hỏa thượng nghịch

  • Các triệu chứng: Nấc trong, miệng hôi, phiền khát, tiểu đỏ, đại tiện táo. Lưỡi hồng hoặc đỏ, rêu lưỡi vàng.
  • Pháp điều trị : Thanh vị, giáng nghịch.
  • Châm cứu.
  • Bài thuốc: Trúc Nhự thang.

Do tỳ thận dương hư

  • Các triệu chứng: Tiếng nấc ngắn, yếu, sắc mặt trắng bệch, tay chân mát, ăn ít, mệt mỏi.. Lưỡi: nhợt.
  • Pháp điều trị: Ôn bổ Tỳ thận, hòa vị, giáng nghịch.
  • Châm cứu.
  • Bài thuốc: Phụ tử, lý trung thang.

Vị âm hư

  • Các triệu chứng: Tiếng nấc nhanh, miệng khô, phiền khát.Lưỡi đỏ, khô.
  • Pháp điều trị: Dưỡng vị, sinh tân.
  • Châm cứu.
  • Bài thuốc: Ích vị thang

Do khí trệ, huyết ứ:

  • Triệu chứng: Nấc kéo dài, ngực sườn đầy đau, ăn ít, không tiêu, lưỡi có điểm ứ huyết.
  • Pháp điều trị: Hành khí, hoạt huyết.
  • Châm cứu:
  • Bài thuốc: Cánh hạ trục ứ thang.

Thể đàm thấp ngưng trệ

  • Triệu chứng: Tiếng nấc thưa, ngực đầy tức, đờm nhiều, hoa mắt, phiền muộn, lưỡi nhờn nhớt
  • Pháp điều trị: Trừ thấp hóa đàm
  • Châm cứu:
  • Bài thuốc: Đối pháp lập phương

Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ bác sĩ tư vấn thăm khám, tùy từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thầy thuốc đưa ra phác đồ điều trị hữu hiệu và phù hợp nhất.

Nhà thuốc Cứu Thế sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị. Là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Số điện thoại Tư vấn: 096 125 2882 – 08 2601 1932 luôn có các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng tư vấn cho bạn, chăm sóc sức khỏe bạn.

Địa chỉ phòng khám: 16 ngõ 56 Võ Văn Dũng, Ô chợ Dừa, Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh danh

Liên hệ ngay hôm nay

Giải đáp mọi vấn đề tốt nhất dành cho bạn

Hotline 24/7
096 125 2882
Email cho chng tôi
dongycuuthe@gmail.com
chat zalo goi lai