Chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng
Ảnh minh họa viêm đại tràng
Y học hiện đại
- Viêm đại tràng mạn tính, còn gọi là viêm loét đại tràng không đặc hiệu.
- Đặc điểm chủ yếu của bệnh là tiêu chảy mức độ nặng nhẹ khác nhau có thể kèm theo đau bụng hoặc mót rặn, đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn, thường ở vùng bên trái bụng dưới, phân thường có máu mủ cũng có khi chỉ có máu.
- Những triệu chứng khác có thể là chán ăn bụng đầy, buồn nôn hoặc nôn, người gầy, mệt mỏi có khi sốt nhẹ, thiếu máu.
- Nguyên nhân bệnh cho đến nay vẫn chưa rõ. Có thể có liên quan đến nhiễm khuẩn hoặc virus đường ruột, yếu tố tinh thần bị kích thích, nhạy cảm thức ăn hoặc phản ứng tự nhiên của cơ thể.
- Về chẩn đoán, chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả soi chụp đại tràng, trực tràng (niêm mạc xung huyết, loét, chất máu mũi, niêm mạc biến dạng.
Triệu trứng lâm sàng
1. Rối loạn tiêu hoá : đi lỏng hoặc táo bón, ăn không ngon miệng , đầy bụng khó tiêu.
2. Rối loạn phân : phân không ổn định đại tiện từ 2 – 6 lần / ngày thường có cảm giác mót rặn.
3. Chướng hơi ( hay gặp ) : đau dọc khung đại tràng , có thấy hơi di chuyển trong ruột
4. Đau bụng không liên quan đến bữa ăn, đau tăng lên khi vận động.
5. Xét nghiệm phân : BC – HC – tế bào biểu mô ruột .
6. XQ đại tràng để phát hiện sự thay đổi hình thái của đại tràng.
Chẩn đoán xác định
Đau bụng , sôi bụng , chướng bụng .
Thăm khám bụng khi có cơn đau sờ thấy hơi di động trong đại tràng
Chụp khung đại tràng để chẩn đoán viêm hoặc do polip hoặc ung thư đại tràng.
Theo Y học cổ truyền
- Viêm đại tràng thuộc phạm trù các chứng Tiết tả, Kiết lỵ, Hưu tức ly.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng mạn tính: có thể do ngoại cảm, lục dâm, phong hàn thử thấp nhiệt gây tổn thương tỳ vị hoặc do ăn uống nhiều chất béo, mỡ, chất sống lạnh hoặc cay nóng nhiều, uống nhiều rượu, gây thấp nhiệt nội sinh ứ trệ ở đại tràng, hoặc do tình chí tổn thương can khí uất, hại đến tỳ (can tỳ bất hòa) đều làm cho chức năng vận hóa của tỳ vị rối loạn sinh thất nhiệt, uất kết, khí trệ, huyết ứ nên sinh đau bụng, tiêu phân có máu mũi, tiêu chảy.
Nguyên nhân viêm đại tràng
- Do cảm thụ ngoại tà: làm cho tỳ vị thất điều.những nguyên nhân bên ngoài đưa đến ỉa chảy trong đó thường gặp nhất là hàn, thấp, thử, nhiệt… mà thấp tà là hay gặp hơn cả.
- Do ẩm thực: ăn uống gây nhiệt ở trường vị .do ăn uống nhiều, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn sống lạnh, không sạch sẽ đều có thể làm rối loạn chức năng của tỳ vị.
- Do tỳ vị dương hư: khi cơ thể làm việc quá mệt mỏi hay mắc bệnh lâu ngày tỳ vị dương hư, gây suy giảm chức năng vận hóa thủy cốc của tỳ ( tỳ dương hư làm cho vận hoá bị đình trệ, hoặc do can tỳ bất hoà.)
- Do mệnh môn hỏa suy: thường hay gặp ở người già yếu hay mắc bệnh tật kéo dài, làm tổn thương thận dương.
- Do tình chí bị rối loạn: những người tỳ vị vốn hư nhược lại bị những sang chấn tinh thần: tức giận quá, lo nghĩ quá sẽ ảnh hưởng đến can, tỳ làm cho can khí hoành nghịch gây tổn thương tỳ vị.
- Do trùng tích tác động vào trường vị làm khí huyết bị rối loạn.
Các thể lâm sàng
Viêm đại tràng
1. Thấp nhiệt: thường gặp lúc bệnh mới bắt đầu, hoặc lúc tái phát.
Triệu chứng: sốt, đau bụng hoặc mót rặn, đi ngoài phân vàng lổn nhổn, có thể có lẫn máu mũi, phân có mùi tanh thối, có cảm giác nóng rát ở hậu môn khi đi ngoài, tâm phiền, miệng khát, đi tiểu nước tiểu ít và vàng,
2. Can tỳ bất hòa
- Triệu chứng: hay có cảm giác đầy tức ở vùng ngực sườn, ợ hơi, ăn kém. Mỗi khi tinh thần bị kích thích như: tức giận, căng thẳng thì lập tức phát sinh ra đau bụngvà đại tiện phân lỏng, nát, đại tiện xong hết đau.
3. Thể tỳ vị hư
- Triệu chứng: đại tiện phân nát, lỏng,khi ăn thức ăn nhiều thì hiện tượng đau bụngkèm rối loạn đại tiện, hay tái phát, số lần đại tiện nhiều hơn, ăn uống kém, sau khi ăn bụng hay đầy tức, khó chịu, sắc mặt vàng, nhợt, tinh thần mỏi mệt.
4. Thể thận dương hư
Triệu chứng: sôi bụng, đau bụng vùng quanh rốn vào buổi sáng sớm,ngũ canh tả. Sau khi đi ngoài đau giảm, hoặc chườm nóng thì đỡ đau. Người lạnh, chân tay lạnh.
Nếu bệnh lâu ngày, tái phát nhiều lần, tỳ dương hư, ảnh hưởng đến thận dương hư có các triệu chứng đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh, tiêu chảy thường vào lúc sáng sớm, gọi là chứng ngũ canh tiết tả.
Quan điểm của Đông y về điều trị bệnh viêm đại tràng
Để điều trị viêm đại tràng cần điều trị vào căn nguyên, gốc bệnh, nhưng phải toàn diện nghĩa là kết hợp nhiều biện pháp. Chẳng hạn biện pháp kỹ thuật không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý, lưu ý tới chế độ ăn uống hàng ngày, tích cực tập luyện khí công dưỡng sinh để nâng cao chính khí (sức đề kháng), bảo đảm giấc ngủ và tạo lập đời sống tinh thần thoải mái…
Đương nhiên, vấn đề dùng thuốc vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu trong phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng.
Biện chứng luận trị: Là phương thức dựa trên cơ sở chứng trạng và thể bệnh cụ thể mà tiến hành lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp; Với thể thấp nhiệt uẩn kết thì phải thanh nhiệt, táo thấp; với thể can tỳ bất hòa thì phải xơ can, giải uất, phù tỳ; với thể tỳ vị hư nhược thì phải kiện tỳ, ích vị, thăng thanh, giáng trọc; với thể tỳ thận dương hư thì phải ôn bổ tỳ, thận, cố sáp, chỉ tả; với thể khí trệ huyết ứ thì phải hành khí, hoạt huyết, kiện tỳ, ích khí; với thể âm huyết khuy hư thì phải tư âm dưỡng huyết, thanh nhiệt, hóa thấp
Biện bệnh: Là phương thức dựa trên cơ chế bệnh sinh chủ yếu của bệnh mà xây dựng một phác đồ điều trị chung cho nhiều thể bệnh.
Công dụng: Thanh thử, kiện tỳ, hóa thấp (với bệnh viêm đại tràng cấp tính). Ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tỳ vị, bình can lý khí, kiện tỳ tiêu thực, giúp hành khí hóa ứ, ôn thận, chỉ tả (với bệnh viêm đại tràng mãn tính).
Bài thuốc giúp nâng cao, khôi phục chức năng đại tràng, trị đau bụng, tiêu chảy, phân sống, táo bó, đi ngoài nhiều lần, ổn định tiêu hóa, tái tạo niêm mạc đại tràng, điều trị viêm đại tràng cấp, mạn tính và hội chứng ruột kích thích.
Ưu điểm của việc chữa viêm đại tràng mạn tính bằng đông y so với tây y
Ưu điểm điều trị bằng đông y có những có những bài thuốc phù hợp cho mọi lứa tuổi,theo từng thể bệnh nâng cao chức năng của đường tiêu hóa, không để lại tác dụng phụ như thuốc tây. Bệnh nhân sẽ được thầy thuốc thăm khám , tùy theo triệu chứng của bệnh thuộc thể bệnh nào từ đó thầy thuốc cho những bài thuốc phù hợp với thể bệnh đó để chữa trị
Bệnh nhân cần phải lưu ý những gì khi điều trị viêm đại tràng mạn tính bằng đông y
Điều trị viêm đại tràng bằng đông y thì điều trị theo nguyên nhân gây bệnh,theo thể bệnh. Mỗi thể bệnh đều có những pháp điều trị và bài thuốc cho từng thể bệnh. Ngoài việc dùng thuốc ra bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và luyện tập, tránh những căng thẳng thần kinh.
Chúng ta cần làm gì để phòng tránh viêm đại tràng mạn tính tái phát?
Chế độ ăn : ( rất quan trọng ).
- Không nên kiêng khem nhiều.
- Có chế độ ăn uống điều độ.
- Chế độ ăn kiêng mỡ,ăn nhiều rau, tránh thức ăn khó tiêu , thức ăn rán, thức ăn sống lạnh
- Kiêng những chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cafe những đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu.gia vị…
-Chế độ sinh hoạt và luyện tập :
-Không thức khuya, tránh những căng thẳng thần kinh, những sang chấn tinh thần: tức giận quá, lo nghĩ quá .
-Sống lạc quan, luyện tập thể dục thường xuyên.
-Nếu phân chua nên giảm thức ăn lên men như đường, sinh nguyên.
-Nếu phân thối nhiều do tăng quá trình thối rữa nên ăn thức ăn giảm protit tăng cường thức ăn để vi khuẩn thối rữa không phát triển đó là sữa chua, dưa chua…
-Nếu phân táo bón nên ăn thức ăn kích thích tăng nhu động như sữa chua, củ cải, khoai lang…
Khi bạn có những triệu chứng trên hãy chia sẻ với chúng tôi để được các thầy thuốc, bác sĩ tư vấn thăm khám và điều trị sớm mang lại sức khỏe cho mình.
Nhà thuốc Cứu Thế sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị. Là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Số điện thoại Tư vấn 096 125 2882 – 08 2601 1932 luôn có các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng tư vấn giúp bạn.
Địa chỉ phòng khám: 16 ngõ 56 Võ văn Dũng, Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.