Bí tiểu tiện, đái rắt, đái buốt

Bí tiểu là một chứng bệnh thường gây ra rất nhiều khó chịu, thậm chí là đau đớn cho người bệnh. Khi gặp những triệu chứng đầu tiên của bí tiểu (tiểu khó) người bệnh cần có biện pháp điều trị và khắc phục sớm, tránh để bệnh gây ra nhiều biến chứng.

Ảnh minh họa bí tiểu tiện

Ảnh minh họa bí tiểu

Bí tiểu tiện là gì?

Bí tiểu tiện (hay còn gọi là tiểu khó) là tình trạng đi tiểu tiện khó khăn, người bệnh cảm thấy khó chịu và bứt rứt. Cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn, người bệnh ăn ngủ không yên và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Bình thường, khi bàng quang chứa đầy một lượng nước tiểu nhất định (khoảng từ 250-300ml) sẽ gây kích thích buồn tiểu và đi tiểu. Bí tiểu sẽ xảy ra khi lượng nước tiểu trong bàng quang đã đủ đầy nhưng không tiểu được.

Ở người bình thường, đi tiểu là một phản xạ và theo ý muốn, có sự kết hợp hài hòa giữa sự co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang, dưới sự chi phối của hệ thần kinh, đồng thời không có sự gây cản trở gì ở niệu đạo. Vì vậy, được gọi là bí tiểu khi bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng không thể tiểu được.

Bí tiểu có nguy hiểm không?

Bí tiểu nếu không được chữa trị kịp thời, để lâu ngày thường để lại những hệ quả rất nguy hại cho cơ thể. Người bệnh bí tiểu đều có cảm giác rất khó chịu, đau, rát bàng quang, đặc biệt khi có kèm theo viêm cấp hoặc mạn tính bàng quang, vì vậy, sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, gây mất ngủ kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu bí tiểu không được thông tiểu hoặc bí tiểu tái phát nhiều lần làm ứ đọng nước tiểu, từ đó có thể làm viêm nhiễm bàng quang, gây viêm ngược dòng, viêm thận và ảnh hưởng đến chức năng thận, thậm chí gây suy thận.

Nguyên nhân gây bí tiểu tiện là gì?

Nguyên nhân gây bí tiểu rất đa dạng, nếu thành bàng quang không co bóp đủ mạnh có thể do sự mất liên hệ với hệ thần kinh thực vật điều khiển tiểu tiện, có thể do chấn thương cột sống hoặc chấn thương vỡ xương chậu, hoặc do bệnh của bàng quang (thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính, hoặc bàng quang viêm cấp, viêm mạn tính, hoặc do sỏi, u, túi thừa bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang…).

Một số trường hợp sỏi của bàng quang di chuyển đến bịt lỗ thông bàng quang với niệu đạo, gây cản trở lưu thông nước tiểu, thậm chí tắc hẳn gây bí tiểu. Bí tiểu có thể do viêm niệu đạo mạn tính gây xơ hóa, chít hẹp niệu đạo bởi do viêm nhiễm vì bệnh lậu, hoặc bệnh do vi khuẩn Chlamydia (cả nam, cả nữ) hoặc xơ cứng niệu đạo do chấn thương làm giập, vỡ niệu đạo.

Ở nam giới, bí tiểu còn có thể do bệnh của tiền liệt tuyến (viêm, tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến hoặc u lành hoặc u ác tính) sẽ đè, chèn ép vào cổ bàng quang.

Ở nữ giới, bí tiểu, ngoài các nguyên nhân kể ở trên còn có thể do bệnh thuộc tiểu khung đè nén vào bàng quang (u xơ tử cung, u nang buồng trứng). Một số trường hợp bí tiểu nhất thời có thể là do tâm lý (đi tàu xe chật chội, ngồi họp thời gian lâu,…).

Triệu chứng của bí tiểu tiện là gì?

Bí biểu thường có triệu chứng gì? Bí tiểu cấp tính thường gây khó chịu thậm chí là đau đớn, căng tức vùng bụng dưới. Người bệnh cảm thấy cần đi tiểu gấp nhưng không thể đi được như ý. Bí tiểu cấp tính là trường hợp khẩn cấp và cần có sự can thiệp kịp thời.

Ở dạng mãn tính, bí tiểu không gây đau, chỉ biểu hiện với dòng nước tiểu yếu. Khả năng tống xuất hết nước tiểu của bàng quang ngày một kém đi dẫn đến lượng nước tiểu tồn đọng trong bàng quang ngày 1 nhiều hơn gây nhiễm trùng nước tiểu, tạo sỏi bàng quang hay són tiểu do ứa tràn nước tiểu.

Trong trường hợp bí tiểu mãn tính không được điều trị, bàng quang dãn to mất hết khả năng co bóp dẫn đến nguy cơ không thể có lại khả năng tiểu tiện cho dù đã điều trị nguyên nhân gây tắc. Nặng hơn là dãn thận niệu quản 2 bên gây suy thận.

Cách chẩn đoán và điều trị bí tiểu tiện như thế nào?

Cách chuẩn đoán bí tiểu:

Bác sĩ sử dụng một số phương pháp dưới đây để chuẩn đoán bệnh:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Một mẫu nước tiểu sẽ được kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng, có thể là một nguyên nhân của bí tiểu.
  • Siêu âm bàng quang, hệ niệu
  • Soi bàng quang
  • Chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp xác định có sỏi,u chèn ép,hẹp đường tiết niệu hay không.
  • Xét nghiệm máu đo kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA
  • Đo niệu động học là phương pháp giúp đánh giá chính xác chức năng đường tiểu dưới, nhằm xác định nguyên nhân của rối loạn đi tiểu từ bàng quang

Cách điều trị bí tiểu tiện bằng y học cổ truyền

Tiểu tiện ít, tiểu tiện khó và bí tiểu tiện.

Số lượng nước tiểu ít, bài xuất khó và bí tiểu tiện là một chứng bệnh được miêu tả trong vi phạm chứng long bể của y học cổ truyền (long : đái rắt, nước tiểu) nhỏ giọt, ngắn, ít,(bế: buồn đi tiểu mà không ra bệnh thể cấp).

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh do 2 loại hư và thực khác nhau, thấp nhiệt ( viêm đường tiết niệu ), ứ huyết ( sỏi đường tiết niệu , sang chấn ): hư do công năng của thận giảm sút không khí hóa được bàng quang để bài tiết ra ngoài

1.Do nhiễm khuẩn đường tiết niệu : thấp nhiệt ở hạ tiêu

Triệu chứng đái ít, đái buốt, đái rắt và các triệu chứng của hội chứng nhiễm khuẩn như khát nước , sốt, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp.

2. Do sỏi đường tiết niệu, sang chấn

Triệu chứng: đau vùng hạ vị dữ dội, đái ra máu, có khi bí đái.

Phương pháp chữa. hoạt huyết lợi niệu. bài bát chính thang

3. Do thận hư khí hóa không được bàng quang: hay gắp bí tiểu ở người già.

Triệu chứng: đi tiểu từng giọt không hết, rặn kém, nặng hơn thì bí tiểu tiện, sắc trắng nhợt Toàn thân yếu, lưng lạnh , lưng gối mỏi, sợ lạnh chân tay lạnh

Phương pháp chữa: Ôn bổ thận dương ( bổ thận dương lợi khiếu )

Phòng ngừa bị bí tiểu tiện bằng cách nào?

Để giảm nguy cơ gây bí tiểu, dưới đây là một số biện pháp:

  • Đi tiểu khi cảm thấy thôi thúc: Khi có cảm giác muốn đi tiểu cần đi tiểu ngay, không nên nhịn tiểu
  • Thực hành vệ sinh đường tiết niệu thích hợp để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu (lau từ trước ra sau, rửa khu vực giữa âm đạo và trực tràng hàng ngày, và đi tiểu sau khi quan hệ)
  • Cần có biện pháp can thiệp sớm khi có triệu chứng bí tiểu cấp tính.
  • Tìm điều trị kịp thời bất kỳ các rối loạn, các yếu tố hoặc bệnh lý có thể dẫn đến bí tiểu.
  • Tăng cường hoạt động các cơ vùng chậu của bạn với các bài tập sàn khung chậu.

Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh này thì cũng đừng nên quá lo lắng, vì bệnh có thể được điều trị dứt điểm.

Khi bạn có những triệu chứng trên hãy chia sẻ với chúng tôi để được các thầy thuốc, bác sĩ tư vấn thăm khám và điều trị sớm mang lại sức khỏe cho mình.

Nhà thuốc Cứu Thế sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị. Là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Số điện thoại tư vấn 096 125 2882 – 08 2601 1932 luôn có các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng tư vấn giúp bạn. chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.

Địa chỉ phòng khám: 16 ngõ 56 Võ văn Dũng, Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

Tin liên quan

Bệnh danh

Liên hệ ngay hôm nay

Giải đáp mọi vấn đề tốt nhất dành cho bạn

Hotline 24/7
096 125 2882
Email cho chng tôi
dongycuuthe@gmail.com
chat zalo goi lai