Bài thuốc chữa đau bụng khi hành kinh

Thống kinh (đau bụng khi hành kinh)

Khái niệm về thống kinh: Phụ nữ trong lúc hành kinh hoặc trước hay sau khi hành kinh bị đau lưng, đau bụng thậm chí đau dữ dội không chịu nổi kèm theo lợm giọng, nôn mửa...

Ảnh minh họa đau bụng khi hành kinh

Ảnh minh họa đau bụng khi hành kinh

Phân loại thống kinh

  1. Thống kinh nguyên phát:
    a. Thực thể: gặp ở phụ nữ trẻ hành kinh lần đầu (phần nhiều do tinh thần căng thẳng do tử cung phát dục không bình thường, tật bẩm sinh ở tử cung cổ tử cung dài quá, cổ tử cung hẹp, tử cung đổ ra sau hoặc ra trước)...
    - Do nhiễm khuẩn: chủ yếu do lao
    - Dây chằng rộng, các dây chằng tử cung bị sơ hóa
    - Các khối u ở chậu hông chèn ép vào dây chằng.
    b. Cơ năng:
    - Rối loạn thần kinh vùng hố chậu
    - Không phát triển sinh dục phụ
    - Các yếu tố về tinh thần, tâm lý
  2. Thống kinh thứ phát: gặp ở người lớn tuổi, có bệnh lý thực thể: U xơ tử cung, viêm phần phụ, nội mạc tử cung lạc chỗ, viêm đường sinh dục, viêm tử cung buồng trứng, viêm dây chằng tròn.
    - Do chướng ngại đường xuất huyết hay gặp
    - Đốt điện cổ tử cung gây chít
    - Nạo rau, nạo thai nhiễm khuẩn gây chít cổ tử cung.
    - Tử cung gặp lại sau.
    - Khối u
    - Bướu niêm mạc tủ cung.
    Các phương pháp điều trị y học cổ truyền đem lại kết quả chữa bệnh tốt đối với các nguyên nhân cơ năng: dị ứng tâm lý, viêm nhiễm…Có khả năng cắt và làm giảm cơn đau do tác dụng chống xung huyết, chống co thắt, điều hòa phản sạ đau của thuốc và châm cứu.
    Cần đi khám và chữa chuyên khoa đối với các trường hợp thống kinh do tổn thương thực thể: chít cổ tử cung, u xơ, bướu niêm mạc tử cung, v.v…

Chữa thống kinh bằng y học cổ truyền:

  • Đau trước khi hành kinh, khi kinh ra rồi thì hết đau:đa số do thực chứng: (huyết nhiệt , khí trệ, huyết ứ, thực hàn)
  • Đau trong khi hành kinh
  • Đau sau khi hành kinh, kinh ra rồi nhưng vẫn đau: đa số trường hợp do hư chứng: (hư hàn, huyết hư)
  1. Đau trước khi hành kinh, hoặc lúc mới hành kinh đa số thuộc thực nhiệt.
    a. Huyết nhiệt:

    - Triệu chứng: trước lúc hành kinh đau bụng, cự án, bụng đau trướng căng, nóng rát đau lan ra hai bên bụng dưới, thấy kinh trước kỳ, lượng kinh nhiều, sắc hồng hoặc tím, đặc, không có mùi hôi, môi đỏ, miệng khô, tâm phiền, không ngủ, đại tiện bí, tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.
    - Pháp điều trị: thanh nhiệt lương huyết, hành khí hoạt huyết là phụ
    - Bài thuốc: Địa cốt bì ẩm gia giảm.
    b. Huyết ứ
    - Triệu chứng: đau trước lúc hành kinh hoặc mới hành kinh bụng dưới đau dữ, sờ ấn vào có cục, kinh ít mà không thông, sắc kinh tím đen có máu cục, huyết cục ra rồi thì đỡ đau, nếu bị ứ nhiều thì sắc mặt xanh tím, da dẻ khô, miệng khô, không muốn uống nước, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ tím. có điểm ứ huyết, rêu lưỡi bình thường ,mạch trầm sác.
    - Pháp điều trị: hoạt huyết hành khí, khứ ứ chỉ thống.
    - Bài thuốc: Tứ vật đào hồng thang
  2. Đau lúc đang hành kinh hoặc trước lúc hành kinh
    a. Thể khí trệ
    - Triệu chứng: trước lúc hành kinh hoặc giữa lúc hành kinh bụng dưới trướng đau, cự án, kinh nguyệt ít mà không thông, lúc căng lên quá thì trướng tức lên cả ngực sườn, chu kỳ không nhất định, trong lồng ngực bực tức, lợm giọng, thở dài, lưỡi bình thường, rêu mỏng, mạch huyền.
    - Pháp điều trị: hành khí điều kinh (Thuận khí hành trệ)
    - Bài thuốc: Gia vị Ô dược thang hoặc Tiêu dao tán
    b. Hàn thực: đang hành kinh bị cảm lạnh cảm mạo phong hàn gây thống kinh.
    - Triệu chứng: trước lúc hành kinh hoặc giữa lúc hành kinh bụng dưới quặn đau mà thấy lạnh, cự án, gặp nóng thì đỡ đau, kinh ít, màu đỏ sẫm có cục, rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch trầm khẩn. Nếu bị ngoại cảm phong hàn thì kèm theo nhức đầu, sợ lạnh, người mỏi, lưng đau, mạch phù khẩn...
    - Pháp điều trị: tán hàn lợi thấp, ôn thông kinh lạc.
    - Bài thuốc: Tiểu ôn kinh thang hoặc Ngô thù du thang gia giảm
  3. Đau bụng sau hành kinh : đa số do hư chứng
    a. Hư hàn :

    - Triệu chứng: sau khi hành kinh đau bụng liên miên, thích xoa nắn, chườm nóng, toàn thân mệt mỏi, tay chân không ấm, eo lưng mỏi, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì.
    -  Pháp điều trị: Ôn kinh, bổ hư.
    -  Bài thuốc: Ôn kinh thang.
    b. Huyết hư:
    - Triệu chứng: sau khi hành kinh rồi đau bụng liên miên không dứt, xoa bóp, ấn vào đỡ đau, sắc kinh nhợt, lượng kinh ít, sắc mặt xanh trắng hoặc úa vàng, môi nhạt thân thể gầy yếu, đầu choáng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, ngủ ít, đại tiện táo, lưỡi nhợt, không rêu, mạch hư tế.
    - Nếu kèm khí hư thì người mệt mỏi không có sức, ngại nói, tay chân không ấm, mỏi rũ, ra khí hư, sắc kinh nhợt, chất lưỡi nhợt, không rêu, hoặc có rêu trắng mỏng, mạch hoãn nhược.
    - Pháp điều trị: Bổ khí, ích huyết, điều kinh.
    - Bài thuốc cổ phương: Bát trân thang gia hương phụ, ích mẫu
    c. Can thận hư:
    - Triệu chứng: sau khi hành kinh bụng dưới đau, vùng eo lưng mỏi, 2 bên sườn chướng căng, người mệt, không có sức, kinh nguyệt màu nhợt mà nhiều, lưỡi đỏ nhợt, rêu mỏng, mạch trầm nhược.
    - Pháp điều trị: Bổ thận , bổ can huyết điều kinh.
    - Bài thuốc: Lục vị quy thược.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ bác sĩ tư vấn thăm khám, tùy từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thầy thuốc đưa ra phương thuốc điều trị hữu hiệu và phù hợp nhất.

Nhà thuốc Cứu Thế sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị. Là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Số điện thoại Tư vấn: 096 125 2882 – 08 2601 1932 luôn có các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng tư vấn cho bạn, chăm sóc sức khỏe bạn.

Địa chỉ phòng khám: 16 ngõ 56 Võ Văn Dũng, Ô chợ Dừa, Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.

Lưu ý: Các bài thuốc nêu trên chỉ mạng tính chất tham khảo. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến trước của thầy thuốc trước khi áp dụng để điều trị bệnh.

Tin liên quan

Bệnh danh

Liên hệ ngay hôm nay

Giải đáp mọi vấn đề tốt nhất dành cho bạn

Hotline 24/7
096 125 2882
Email cho chng tôi
dongycuuthe@gmail.com
chat zalo goi lai