Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường

Biến chứng bệnh đái tháo đường

Biến chứng của bệnh đái tháo đường

Bệnh ĐTĐ trong YHCT là căn bệnh như thế nào?

ĐTĐ thuộc phạm trù chứng tiêu khát của YHCT (bao gồm cả đái tháo nhạt và tăng năng tuyến giáp)

Các y gia cho rằng Tiêu khát có đặc điểm:

  • Uống nhiều: bệnh ở thượng tiêu: thuộc phế
  • Ăn nhiều mau đói: bệnh ở trung tiêu thuộc vị
  • Đái nhiều miệng khát: bệnh ở hạ tiêu thuộc thận.
  • Thể trạng: gầy hoặc béo tùy thuộc từng dạng bệnh.

Các y gia đời Đường đã biết nếm nước tiểu ngọt là chứng tiêu khát.

Tuệ tĩnh cho tiêu khát là “chứng trên thì muốn uống nước dưới thì ngày đêm đi đái rất nhiều”.

Thường do tổn thương phần âm của 3 tạng phế, vị, thận và vận chuyển thủy cốc bất thường gây nên.

Nguyên nhân của bệnh theo cách lý giải của YHCT

Theo Hải thượng lãn ông phần nhiều do hỏa thiêu đốt chân âm làm chất dịch bị khô kiệt mà sinh ra bệnh.

Do tình chí không thỏai mái suy nghĩ quá độ làm khí uất lâu ngày hóa nhiệt, nhiệt làm tổn thương âm của vị của phế làm vị to, phế táo dẫn đến chức năng trị tiết của phế vị rối loạn không phân bộ các chất tinh vi của đồ ăn không đi toàn thân mà đi thẳng xuống bang quang nên dẫn đến người bệnh gầy, miệng khát, đái nhiều đái ra đường, đái đục.

Do ăn uống không điều độ nhiều chất ngọt, cay, béo dẫn đến nhiệt tích ở vị, nhiệt làm cho người bệnh mau đói, thèm ăn, thức ăn tiêu hóa nhanh, nhiệt ở vị bốc lên làm phế âm bị tổn thương, phế táo dẫn đến chức năng trị tiết bị rối loạn, hậu quả các chất dinh dưỡng không đầy đủ nuôi dưỡng các tạng phủ, biểu hiện là người bệnh gầy, yếu.

Nhiệt tích ở vị làm tổn thương thận âm, làm rối loạn chức năng bài tiết của thận gây nên đái nhiều.

Lao lực, phòng dục quá độ, nghỉ ngơi không đủ làm tinh kiệt, tân dịch hao dẫn đến tổn thương thận âm, thận âm kém dẫn đến không chủ được tinh dồn xuống dưới gây nên tiểu tiện đục và đái ra đường.

Âm hư hỏa vượng gây nóng ở phế vị dẫn đến người bệnh khát, uống nhiều.

Tóm lại thận hư, phế táo, vị nhiệt gây nên bệnh tiêu khát (ĐTĐ)

Triệu chứng và phương pháp hỗ trợ điều trị theo YHCT.

Theo YHCT chứng tiêu khát được chia làm 3 thể:

  • Thượng tiêu: tổn thương phế biểu hiện là khát nhiều.
  • Trung tiêu: tổn thương vị, biểu hiện ăn nhiều mau đói.
  • Hạ tiêu: tổn thương thận biểu hiện đái nhiều.

Trên thực tế 3 loại triệu chứng trên cùng tồn tại trên một người bệnh nhưng các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau.

Dù chia như vậy nhưng bệnh thường cùng một gốc đó là âm hư gây dương cang (Âm hư ở thận là chủ yếu)

Thể thượng tiêu (Phế)

Triệu chứng: khát nhiều, uống nhiều, lưỡi miệng khô, họng ráo, đái nhiều lần lượng nhiều, đầu lưỡi và rìa lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch hồng sác.

Pháp điều trị: thanh nhuận phế nhiệt, sinh tân chỉ khát.

Thể trung tiêu (ở vị)

Triệu chứng: Ăn nhiều, chóng đói người gầy nóng, đại tiện táo, tiểu nhiều, tự hãn, miệng khô, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt thực.

Pháp điều trị: thanh vị tả hỏa, dưỡng âm.

Thể hạ tiêu (thận)

Triệu chứng: đái nhiều lần, lượng nhiều, nước tiểu có đường, khát nước, uống nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, váng đầu. mệt mỏi, lưng gối đau yếu mạch: trầm trì sác.

Pháp điều trị: tư âm bổ thận, thanh nhiệt sinh tân.

Bệnh nhân bị tiểu đường cần tuân thủ những nguyên tắc gì khi chữa bệnh bằng YHCT:

Yhct giúp bệnh nhân điều trị các triệu chứng làm cho bệnh nhân thấy khó chịu. Ngoài việc dùng thuốc điều trị bệnh nhân vẫn phải tuân thủ các chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập đối với một bệnh nhân tiểu đường. Với những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh đã lâu đái tháo đường phụ thuộc Insulin có biến chứng về tim mạch, chức năng gan thận, mắt và thần kinh. Bệnh nhân không nên sử dụng thuốc YHCT, nên điều trị bằng YHHĐ.

Chế độ ăn uống:

  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ (bò, dê, chó) các đồ xào rán nhiều mỡ, nhiều dầu.
  • Tăng cường các loại hoa quả ít ngọt: táo, lê, dưa, thanh long.
  • Ăn nhiều rau xanh như đậu, giá, bí ngô, mướp đắng.
  • Không ăn bánh kẹo ngọt, đường, sữa đặc có đường.
  • Nên uống nước chè xanh.
  • Tuyệt đối không dùng rượu, bia, thuốc lá.

Chế độ sinh hoạt

  • Nên bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức.
  • Tự tạo cuộc sống thoải mái về vật chất và tinh thần, tránh các sang chấn tinh thần đột ngột.
  • Tập dưỡng sinh thư giãn, yoga, đi bộ vân động nhẹ nhàng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo yêu cầu của thầy thuốc:
  • Tránh lạnh, tránh môi trường ô nhiễm nhiều, giữ ấm cơ thể, không để bị chấn thương xây sát ngoài da, nhất là vùng chân, giữ ấm, xoa bóp vận động vùng chân hàng ngày, đi giày đế mềm vừa chân.

Lời khuyên để phòng tránh bệnh:

  • Ăn uống điều độ: tránh ăn no quá đói quá, không ăn các loại thức ăn cay nóng, các thức ăn quá ngọt, không sử dụng rượu bia.
  • Tránh căng thẳng thần kinh.
  • Lao động chân tay nhẹ nhàng, tập luyện thường xuyên tránh béo phì.
  • Những người có nguy cơ mắc bệnh cao: gia đình có người mắc ĐTĐ, đã phẫu thuật cắt bỏ tụy tạng, hội chứng cushing, to đầu chi, phải thường xuyên kiểm tra đường huyết, làm nghiện pháp tăng đường huyết, kiểm tra HbA1c để có thể điều trị bệnh được sớm.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ bác sĩ tư vấn thăm khám, tùy từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thầy thuốc đưa ra phác đồ điều trị hữu hiệu và phù hợp nhất.

Nhà thuốc Cứu Thế sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị. Là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Số điện thoại Tư vấn: 096 125 2882 – 08 2601 1932 luôn có các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng tư vấn cho bạn, chăm sóc sức khỏe bạn.

Địa chỉ phòng khám: 16 ngõ 56 Võ văn Dũng, Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

Tin liên quan

Bệnh danh

Liên hệ ngay hôm nay

Giải đáp mọi vấn đề tốt nhất dành cho bạn

Hotline 24/7
096 125 2882
Email cho chng tôi
dongycuuthe@gmail.com
chat zalo goi lai