3 dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Ảnh minh họa những nguyên nhân gây đột quỵ
Đột quỵ là gì?
Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có thể nhận biết qua những dấu hiệu cảnh báo trước.
Nếu sơ cứu đúng cách, người bệnh có thể giảm biến chứng và nguy cơ tử vong.
Đột quỵ là căn bệnh khiến người bệnh tử vong rất nhanh, nếu không cũng sẽ để lại những di chứng hết sức nặng nề, thường gặp ở người huyết áp cao, tiểu đường.
Vào mùa đông, lượng bệnh nhân bị đột quỵ tăng 10-15% so với ngày thường. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân vào cấp cứu đều không được sơ cứu, sơ cứu không đúng cách và nhập viện muộn khiến bệnh nhân nặng thêm. Nhiều trường hợp ngừng tim trước khi đến viện.
Thời gian vàng đưa các bệnh nhân đột quỵ đến các cơ sở y tế chuyên sâu là 4,5-6 giờ đầu. Khi đó các bác sĩ tại bệnh viện lớn sẽ dùng phương pháp tiêu sợi huyết để điều trị, tránh di chứng.
"Tuy nhiên do không có có kiến thức, nhiều gia đình để bệnh nhân ở nhà cho dùng thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng phương pháp truyền miệng không đúng, sau đó nửa ngày hoặc vài ngày mới vào cấp cứu làm lỡ mất cơ hội tối ưu để điều trị".
Dấu hiệu nhận biết:
Việc nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ và sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tăng tỉ lệ hồi phục, giảm tử vong. Trong đó đặc biệt lưu ý 3 dấu hiệu.
-
Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội.
-
Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo.
-
Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.
"Nếu người bệnh có 3 dấu hiệu cảnh báo trên thì 90% là đột quỵ”. Lưu ý:
-
Trong khi chờ xe cấp cứu , càng nhanh càng tốt cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30-45 độ, mặc quần áo thoáng.
-
Nếu bệnh nhân ngừng tim, cần cấp cứu ngừng tuần hoàn, kêu gọi người xung quanh hỗ trợ.
-
Trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh nhân sang 1 bên, để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi.
-
Nếu người bệnh bị co giật, phải lập tức dùng chiếc đũa bọc giẻ, đặt ngang miệng bệnh nhân để tránh cắn vào lưỡi.
-
Đặc biệt, trong thời điểm chờ xe cấp cứu, người nhà không nên cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì vì nguy cơ cao bị sặc, gây nghẹt đường thở.
Đột quỵ có xu hướng trẻ hóa
Thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não VN, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong, khoảng 30% có thể bị liệt. Càng tái phát nhiều, tỉ lệ tử vong càng lớn.
Đây là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau tim mạch và ung thư và đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật.
Thông thường, đột quỵ thường gặp ở những người tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, trong đó số lượng nam giới cao gấp nhiều lần nữ.
Theo thống kê của Hội Tim mạch VN, cứ 4 người trong độ tuổi 25-49 tuổi thì có 1 người tăng huyết áp - là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ ở người trẻ.
Thứ hai, nhiều người trẻ hiện nay có thể bị đột quỵ do bất thường về mạch máu như bị dị dạng động tĩnh mạch, u thể hang, túi phình mạch não... Khi căng thẳng quá mức hoặc để kéo dài theo thời gian sẽ phình ra, gây đột quỵ.
Do đó dự phòng sớm chính là phương pháp hữu hiệu nhất để ngừa đột quỵ. Mọi người hãy từ bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường tập thể dục. Đặc biệt, những người béo phì, cao huyết áp, tiểu đường cần phải lưu ý chỉ số cân nặng, huyết áp… thường xuyên để điều chỉnh cho phù hợp, khám sức khỏe định kỳ.
Khi ra ngoài trời lạnh, để tránh huyết áp tăng đột ngột cần giữ ấm cơ thể. Hàng ngày phải theo dõi sát huyết áp, nếu không được điều trị sẽ gây ra cơn tăng huyết áp kịch phát, gây vỡ mạch máu, đột tử.
Ngoài ra cần thay đổi lối sống, tránh mất ngủ, stress. Duy trì chế độ dinh dưỡng ít béo, đường, tránh thức ăn nhiều muối, ăn nhiều rau, củ, trái cây, vận động thường xuyên 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần/tuần).
Điều trị không dùng thuốc
Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ vào một số huyệt. thường áp dụng cho những BN đang chuyển từ giai đoạn liệt mềm thành giai đoạn liệt cứng, hoặc trong vòng 6 tháng đầu sau tai biến là tốt nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ bác sĩ tư vấn thăm khám, tùy từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thầy thuốc đưa ra phác đồ điều trị hữu hiệu và phù hợp nhất.
Nhà thuốc Cứu Thế sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị. Là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Số điện thoại Tư vấn: 096 125 2882 – 08 2601 1932 luôn có các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng tư vấn cho bạn, chăm sóc sức khỏe bạn.
Địa chỉ phòng khám: 16 ngõ 56 Võ văn Dũng, Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.