Chữa bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là gì?

Biểu đồ âm dương

Biểu đồ âm dương ngũ hành

Bệnh viêm phế quản là một chứng viêm lớp niêm mạc ống phế quản, do nhiễm trùng. Phế quản là ống để không khí di chuyển. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất đờm dày, có thể bị đổi màu.

Viêm phế quản có hai loại gồm:

  • Viêm phế quản cấp tính: tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn làm cho đường hô hấp trong phổi sưng và đầy chất nhầy. Loại cấp tính thường kéo dài trong vài tuần;
  • Viêm phế quản mạn tính: loại này kích thích liên tục các ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm. Viêm phế quản mạn tính nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

Những triệu chứng viêm phế quản là gì?

Các triệu chứng viêm phế quản phổ biến gồm:

  • Ho kéo dài;
  • Ho ra chất nhầy, có lẫn máu;
  • Mệt mỏi;
  • Khó thở;
  • Sốt;
  • Tức ngực.

Nếu bị viêm phế quản cấp tính, bạn sẽ ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết. Nếu bạn bị viêm phế quản mạn tính, có thể mất nhiều thời gian hơn trước khi bệnh trở nên tồi tệ. Vào những thời điểm đó, bạn sẽ có dấu hiệu và triệu chứng như viêm phế quản cấp tính. Một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phế quản?

Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm virus. Loại virus này cùng loại với virus cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản mạn tính là do hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí, bụi hoặc khí độc trong môi trường hoặc nơi làm việc sẽ làm tình trạng xấu đi.

Những ai thường mắc phải bệnh viêm phế quản?

Viêm phế quản là tình trạng sức khỏe rất phổ biến. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Trong đó, viêm phế quản ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, như:

  • Bạn nghiện hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản;
  • Sức đề kháng yếu. Sức đề kháng yếu có thể do một bệnh khác gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc do một bệnh mạn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch;
  • Tuổi tác. Người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc nhiễm trùng cao hơn;
  • Bạn làm việc xung quanh các chất kích thích phổi nhất định. Bạn tiếp xúc với ngũ cốc hoặc bông dệt hay khói hóa học sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
  • Trào ngược dạ dày. Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược dạ dày, cổ họng có thể bị kích ứng và làm cho bạn dễ bị viêm phế quản.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Các triệu chứng kéo dài hơn ba tuần;
  • Sốt cao;
  • Ho ra chất nhầy có màu;
  • Có máu lẫn trong chất nhầy khi ho;
  • Khó thở.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm phế quản?

Nếu bạn bị viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:

  • Kháng sinh. Thuốc này không hoạt động tốt với bệnh viêm phế quản, nhưng bác sĩ có thể chỉ định cho bạn để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn nếu khả năng kháng thuốc của bạn thấp;
  • Thuốc ho. Nếu bạn ho quá nhiều, cổ họng và phế quản sẽ bị tổn thương. Nếu cơn ho khiến bạn không thể ngủ được, bạn cần phải dùng thuốc ho;
  • Các loại thuốc khác. Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (POD), bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít và các thuốc khác để giúp giảm viêm và mở các đường hẹp trong phổi.

Nếu bị viêm phế quản mạn tính, bạn cần phải tiến hành phục hồi chức năng. Liệu pháp này sẽ giúp bạn thiết kế một chương trình tập thể dục giúp bạn thở dễ dàng hơn và tăng khả năng tập thể dục.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm phế quản?

Các lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh viêm phế quản gồm:

  • Từ bỏ thuốc lá
  • Đeo khẩu trang, mặt nạ khi ở trong không khí ô nhiễm, đặc biệt là khi bạn đi ra ngoài hoặc dọn dẹp nhà cửa;
  • Sử dụng máy làm ẩm. Không khí ấm áp, ẩm ướt giúp giảm ho và làm lỏng chất nhầy trong đường thở.

Khi bạn có những triệu chứng trên hãy chia sẻ với chúng tôi để được các thầy thuốc, bác sĩ tư vấn thăm khám và điều trị sớm mang lại sức khỏe cho mình.

Nhà thuốc Cứu Thế sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị. Là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Số điện thoại tư vấn 096 125 2882 – 08 2601 1932 luôn có các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng tư vấn giúp bạn. chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.

Địa chỉ phòng khám: 16 ngõ 56 Võ Văn Dũng, Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh danh

Liên hệ ngay hôm nay

Giải đáp mọi vấn đề tốt nhất dành cho bạn

Hotline 24/7
096 125 2882
Email cho chng tôi
dongycuuthe@gmail.com
chat zalo goi lai