Bênh lý về cột sống xương khớp

Bệnh lý về cột sống: cơ, xương, khớp, thoái hóa xương khớp, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thần kinh tọa thường gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, đau đớn, tê dại như đau mỏi vai gáy, đau đầu, đau tê bì cánh tay, bàn tay, đau thắt lưng hông, đau lan xuống chân, tê bì chân tay, đi lại vận động khó khăn.

Hình ảnh minh họa thoái hóa cột sống

A. Nguyên nhân gây bệnh

1. Nguyên nhân thoái hóa cột sống

- Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao, quá trình lão hóa của tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp và quanh khớp (cơ cạnh cột sống, dây chằng, thần kinh…), nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động …
- Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.

2. Nguyên nhân hội chứng cổ vai cánh tay

Đau mỏi vai gáy đau lên đầu và lan ra vai xuống tay
- Nguyên nhân thường gặp nhất (70-80%) là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20-25%), đơn thuần hoặc phối hợp với thoái hóa cột sống cổ
- Các nguyên nhân ít gặp khác gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.
- Trong một số trường hợp hội chứng cổ vai cánh tay là do bản thân bệnh lý của cột sống cổ gây đau cổ và lan ra vai hoặc tay, mà không có bệnh lý rễ dây thần kinh cổ.

3. Nguyên nhân hội chứng thắt lưng

Đau thắt lưng hông đau mông lan xuống hông chân bàn ngón chân 

Hình ảnh minh họa thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm

Ảnh minh họa thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống 

a) Đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học

Nguyên nhân phổ biến do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức; thoái hóa đĩa đệm cột sống; thoát vị đĩa đệm CSTL; trượt thân đốt sống, dị dạng thân đốt sống (cùng hóa thắt lưng 5, thắt lưng hóa cùng 1…), loãng xương nguyên phát... Loại này diễn biến lành tính, chiếm 90% số trường hợp đau CSTL.

b) Đau cột sống thắt lưng do một bệnh toàn thân (Đau cột sống thắt lưng “triệu chứng”)
Đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một trong các bệnh khớp mạn tính (Viêm cột sống dính khớp, Viêm khớp dạng thấp, loãng xương); hoặc tổn thương tại cột sống do nguyên nhân nhiễm khuẩn (viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn lao hoặc vi khuẩn sinh mủ); do ung thư; do các nguyên nhân khác (sỏi thận, loét hành tá tràng, bệnh lý động mạch chủ bụng, u xơ tuyến tiền liệt…), tổn thương cột sống do chấn thương...

4. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống

                                      Hình ảnh mịnh họa thoát vị đĩa đệm cột sống

Tư thế ngồi làm việc không đúng cách như cong vẹo cột sống kéo dài.

Tập luyện thể dục không đúng tư thế gây trật khớp, thoái hóa khớp.

Do các chấn thương cột sống như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao.

Một số bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, cột sống gù vẹo, thoái hóa cột sống.

Một số trường hợp có yếu tố di truyền, nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu hoặc bất thường thì con cái cũng dễ bị TVĐĐCS.

Bệnh thường gặp ở những người trên 30t, vì đĩa đệm không còn mềm mại, nhân nhầy bị khô, vòng sụn bên ngoài sơ hóa, rạn nứt và có thể bị rách.

Các giai đoạn của TVĐĐCS:

Hoàn cảnh xuất hiện: Sau một chấn thương cột sống hoặc một động tác gắng sức cột sống.

Tiền sử thường bị đau lưng tái phát nhiều lần. Thoát vị cột sống có 2 giai đoạn:

Giai đoạn cấp: Thường gây đau lưng cấp, xuất hiện sau một chấn thương hay gắng sức của cột sống, sau đó mỗi khi gắng sức bệnh lại tái phát.

Giai đoạn chèn ép rễ: Hội chứng chèn ép rễ thần kinh gây đau từ thắt lưng lan xuống chi dưới, đau tăng khi đứng đi lại, hắt hơi, ho, rặn, nằm nghỉ thì đỡ đau.

5. Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa

- Cơ năng, thực thể, nhiễm trùng, nhiễm độc, do lạnh

- Tổn thương rễ thần kinh thường gặp nhất (trên 90%), còn lại tổn thương dây và đám rối thần kinh. Nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép rễ thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm (thường gặp nhất là đĩa đệm L4-L5 hoặc L5-S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng); trượt đốt sống; thoái hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống thắt lưng. Các nhóm nguyên nhân do thoái hóa này có thể kết hợp với nhau. 
- Các nguyên nhân hiếm gặp hơn: Viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, khối u…), chấn thương, tình trạng mang thai… 

Theo y học cổ truyền gây bệnh do
1. Ngoại nhân: Phong hàn thấp nhiệt xâm phạm.
2. Nội nhân: Chính khí hư, tà khí thừa hư xâm phạm.
3. Bất nội ngoại nhân: Chấn thương dẫn đến huyết ứ.Các nguyên nhân trên dẫn đến bế tắc kinh lạc và đau.

- Do hàn thấp: Do phong hàn xâm phạm vào kinh lạc, cân cơ gây đau. Xảy ra đột ngột do bị lạnh, mưa, ẩm thấp gây co cứng cơ ở sống lưng một bên hoặc cả 2 bên, hạn chế vận động.
- Do thấp nhiệt: Viêm nhiễm cột sống và các cân cơ, dây chằng cột sống bị viêm, phù nề chèn ép vào dây TK gây đau và hạn chế vận động
- Do khí trệ huyết ứ: do thay đổi tư thế đột ngột hoặc mang vác các vật nặng sai tư thế, sang chấn… Các nguyên nhân trên dẫn đến bế tắc kinh lạc và đau.
- Viêm cột sống mạn tính.
- Thoái hóa cột sống.
- Lao, ung thư.
- Đau các nội tạng ở ngực, bụng lan tỏa ra sau lưng.
- Đau lưng cơ năng do thống kinh.
- Suy nhược thần kinh.

B. Điều trị bệnh xương khớp

Nguyên tắc điều trị
- Điều trị triệu chứng bệnh kết hợp với giải quyết nguyên nhân nếu có thể.
- Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, phục hồi chức năng luyện tập, thay đổi lối sống nhằm bảo vệ cột sống và các biện biện pháp không dùng thuốc khác.
- Không lạm dụng điều trị ngoại khoa, đặc biệt đối với những trường hợp đau cột sống cấp hoặc bán cấp.

Điều trị bằng y học cổ truyền
1.  Điều trị không dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng: 

- Chế độ nghỉ ngơi 
Nằm giường cứng, tránh võng hoặc ghế bố, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu. 
- Tập vận động cột sống với các bài tập thích hợp, tập thể dục, xoa bóp, tập vận động cột sống với các bài tập thích hợp, bơi, thể dục nhẹ nhàng. Điều chỉnh lối sống và thói quen làm việc, (tư thế ngồi làm việc, sử dụng máy tính, …)
- Mát xa liệu pháp: có ích đối với đau thần kinh tọa vì làm tăng tuần hoàn máu, giãn cơ và kích thích tiết các endorphin. 
- Thể dục trị liệu: những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ có thể giảm đau và giúp giảm chèn ép khi có trồi đĩa đệm. Bơi lội hoặc yoga giúp tăng sức bền và sự linh hoạt khối cơ lưng, ngăn ngừa tái phát. Một số bài tập cơ giúp tăng cường sức mạnh cột sống, khối cơ, dây chằng và gân trên cơ sở không gây xoắn, vặn cột sống, không gấp cột sống quá mức. 

- Trong giai đoạn cấp khi có đau nhiều hoặc sau chấn thương có thể bất động cột sống tương đối bằng đai, Đeo đai hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống, nghỉ ngơi, giữ ấm, tránh thay đổi tư thế đột ngột. 
- Các liệu phápvật lý trị liệu: liệu pháp suối khoáng, bùn nóng, paraphin Sử dụng nhiệt, sóng siêu âm... Chiếu đèn tần phổ sóng ngắn, đèn hồng ngoại, điện xung, kích thích điện, chườm ngải, cứu ngải, siêu âm liệu pháp. Tác động cột sống. Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, kéo giãn cột sống. Thủy châm vitamin nhóm B vào các huyệt.

2. Bài thuốc: Các bài thuốc cổ phương như: Quyên tý thang. Độc hoạt tang ký sinh. Đại tần giao.Tứ vật đào hồng gia giảm. Phục nguyên hoạt huyết thang … kết hợp với phương thuốc gia truyền hội tụ đầy đủ pháp điều trị: khu phong, tánhàn, trừ thấp, hành khí hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt, giải độc, tiêu ứ. Bổ can thận, bổ khí huyết.

Ưu điểm của bài thuốc:

- Thuốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, không gây ra tác dụng phụ.

- Bài thuốc ngoài tác dụng điều trị bệnh còn có tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh tái phát.

Điều trị tận gốc bệnh (do điều trị từ căn nguyên của bệnh, bồi bổ can, thận). Hiệu quả lâu dài, tránh tái phát. Không tác dụng phụ. An toàn, không biến chứng (không ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày).

Thông thường, các phương pháp điều trị theo Tây y có tác dụng giảm đau, chống viêm cho bệnh trong một thời điểm nhất định. Triệu chứng đau sẽ thuyên giảm nhanh nhưng nguồn gốc và căn nguyên của bệnh không được giải quyết triệt để khiến bệnh dễ tái phát.

Bên cạnh đó, các thuốc  kháng viêm, thuốc chứa corticoid, việc lạm dụng thuốc này không những gây ra hiện tượng kháng thuốc mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, dạ dày…

C. Phòng bệnh thoái hóa xương khớp, đau mỏi vai gáy, đau lưng, thần kinh tọa thế nào, thoát vị đĩa đệm ?

- Theo dõi và phát hiện sớm các dị tật cột sống để điều trị kịp thời.
- Giáo dục tư vấn các bài tập tốt cho cột sống, sửa chữa các tư thế xấu.
- Định hướng nghề nghiệp thích hợp với tình trạng bệnh, kiểm tra định kỳ những người lao động nặng (khám phát hiện triệu chứng, chụp Xquang cột sống khi cần...).
- Tránh các tư thế cột sống cổ bị quá tải do vận động và trọng lượng, tránh các động tác mạnh đột ngột tại cột sống cổ…
- Cần duy trì tư thế đầu và cổ thích hợp trong sinh hoạt, công việc, học tập và các hoạt động thể thao, tránh những tư thế ngồi, tư thế làm việc gây gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ quá mức kéo dài, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, chú ý tư thế ngồi và ghế ngồi thích hợp.
- Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ thích hợp để tăng cường sức cơ vùng cổ ngực và vai, cũng như tránh cho cơ vùng cổ bị mỏi mệt hoặc căng cứng.
- Giữ ấm, tránh lạnh
- Khi đang nằm trên giường mà muốn rời khỏi giường thì trước hết phải nằm nghiêng, sau đó mới ngồi dậy ra khỏi giường.
- Khi hoạt động thể lực cần chú ý khởi động tốt.
- Khi lao động thể lực hoặc khi tập luyện cần ở mức độ vừa phải, tránh quá sức.thường xuyên tập vận động cột sống.

-tránh tăng cân.

Nguyên tắc chung nhất người bị TVĐĐCS phải tuân thủ là :

Không ngồi đứng lâu một tư thế , cứ 1 -2h phải thay đổi tư thế 1 lần.

Lao động, bê vác phải vừa với sức của mình, không bê vác vật nặng đột ngột khi chưa khởi động kỹ cột sống. Theo một số nghiên cứu đĩa đệm chịu trọng tải trong 2h là tối đa và nó cần được nghỉ ngơi 15-20 phút để phục hồi.

Cần ăn uống điều độ đầy đủ chất như Vitamin, muối khoáng.

Chọn lựa môn thể thao phù hợp với tuổi tác bệnh tật của mình.

Ăn uống rèn luyện giữ thể trọng cân đối (tránh béo phì).

Lời khuyên và một số bài tập đối với bệnh nhân bị TVĐĐCS

Khi xuất hiện các triệu chứng đau ngang thắt lưng lan xuống chân tái phát nhiều lần cần đi khám để phát hiện bệnh điều trị kịp thời.

Khi phát hiện TVĐĐCS nên đeo đai cột sống dể hạn chế biến dạng cột sống.

Chọn môn thể dục thể thao phù hợp với bệnh lý của mình, ví dụ như đu xà đơn, tập yoga, bơi bể nước ấm… và một số bộ môn phù hợp.

Ngồi làm việc 1 -2h phải thay đổi tư thế  1 lần.

Không nên đi giày, guốc cao gót kéo dài.

Nên nằm giường đệm cứng để cột sống luôn ở tư thế thẳng.

Tuy vậy một số trường hợp TVĐĐCS nặng như gây liệt chi, rối loạn cơ tròn gây bí đại tiểu tiện bắt buộc phải điều trị bằng Y học hiện đại.

Khi bạn có những triệu chứng như trên hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ bác sĩ tư vấn thăm khám, tùy từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thầy thuốc đưa ra phác đồ điều trị hữu hiệu và phù hợp nhất.

Nhà thuốc Cứu Thế sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị. Là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. 

Số điện thoại Tư vấn: 096 125 2882 - 08 2601 1932  luôn có các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng tư vấn cho bạn, chăm sóc sức khỏe bạn. 

Địa chỉ phòng khám: 16 ngõ 56 Võ văn Dũng, Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

Lưu ý: Các bài thuốc nêu trên chỉ mạng tính chất tham khảo. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến trước của thầy thuốc trước khi áp dụng để điều trị bệnh.

Bệnh danh

Liên hệ ngay hôm nay

Giải đáp mọi vấn đề tốt nhất dành cho bạn

Hotline 24/7
096 125 2882
Email cho chng tôi
dongycuuthe@gmail.com
chat zalo goi lai